Chợ chiều Chư Răng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cùng với nhịp sống hiện đại và nhu cầu giao thương tăng cao, chợ chiều Chư Răng (xã Chư Răng, huyện Ia Pa) ngày càng sầm uất, song vẫn mang nét bình dị của chợ quê.
Chợ Chư Răng nằm trên bãi đất trống giữa cánh đồng làng nên 4 mùa thông thoáng, gió thổi mát rượi. Khác với nhiều chợ vùng quê thường họp vào buổi sáng, chợ Chư Răng chỉ họp vào buổi chiều. Bà con ở đây lý giải rằng, do khí hậu nắng nóng, nương rẫy ở xa, người dân thường đi làm đồng từ khi mặt trời chưa mọc. Vì vậy, họp chợ buổi chiều, bà con thảnh thơi, có thể vừa mua sắm vừa tâm sự thêm dăm ba câu chuyện đời thường.  
Phần đông những người buôn bán tại chợ là nông dân. Buổi sáng, bà con lên rẫy; chiều về, tranh thủ ngắt mấy bó rau, xẻ vài nhánh chuối, gom chục trứng gà… mang ra chợ bán để lấy tiền mua miếng thịt, con cá cho bữa cơm gia đình. Cũng vì vừa lấy từ vườn nhà, từ nương rẫy nên những bó rau xanh mướt mát, những nải chuối vàng ươm, miếng mít thơm lừng, quả cam chín mọng… đều hấp dẫn người mua. Mỗi gian hàng chỉ khoảng 1 m, kề nhau san sát. Ở đây, người bán, người mua đông vui, tấp nập.
Cảnh mua bán ở chợ chiều Chư Răng (huyện Ia Pa). Ảnh: Vũ Chi
Cảnh mua bán ở chợ chiều Chư Răng (huyện Ia Pa). Ảnh: Vũ Chi
Chợ mang đậm chất quê không chỉ bởi hàng hóa là những thứ quê kiểng mà còn bởi sự hiền lành, chất phác của những người họp chợ. Người ta mê đi chợ để mua được những bó rau tươi, những con cá quẫy đuôi trong chậu. Phần lớn người bán đều lấy công làm lời nên không có chuyện cò kè thêm bớt. Xen vào đó là những tiếng rì rầm trao đổi, những câu chuyện đời thường về ruộng nương, nhà cửa, con cái.
Nhanh tay bỏ rau vào bì cho khách, chị Trần Thị Bình (thôn Bình Hòa) cho biết: Ngồi chợ đã 5 năm rồi, chỉ những ngày ốm đau chị mới nghỉ bán. Khách hàng cũng có những khách “ruột”, ngày nào cũng ủng hộ chị, không bó rau muống thì bó rau cải, bì đậu rồng hay túm cà pháo. Ban đầu, nhà trồng ăn không hết nên đem bán. Sau tiện ngồi chợ nên lấy thêm của người quen cho đa dạng mặt hàng, dễ bán hơn. “Mình mua 2.000 đồng/bó rau, bán 5.000 đồng/2 bó, lời chút thôi nhưng vui. Đi chợ miết quen rồi, ngày nào ở nhà, thấy buồn bực tay chân lắm”-chị Bình bộc bạch.
Dăm bữa nửa tháng mới ngồi chợ một lần, bà Phạm Thị Chung (thôn Bình Tây) chia sẻ: “Nhà trồng được ít chuối nên thi thoảng đem bán kiếm đồng ra đồng vào. Để ở nhà ăn không hết, bỏ thì uổng nên mang ra chợ bán có đồng tiền mua cho cháu gói bánh”. Còn chị Ksor H’Pen (thôn Vòng Bong) thì tâm sự: “Nhà mình trồng được ít rau nhưng ăn mãi cũng chán nên đi chợ đổi món. Thức ăn ở chợ luôn tươi, ngon, giá cả hợp lý nên người mua rất hài lòng”.
Trao đổi với P.V, bà Lê Thị Hiền-Phó Chủ tịch UBND xã Chư Răng-cho biết: Nhiều năm qua, chợ chiều Chư Răng đảm bảo phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân trong xã. Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới, năm 2022, khu vực chợ sẽ được đầu tư mở rộng, xây dựng ki ốt và nhà lồng phục vụ nhu cầu buôn bán của người dân.
VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai đại diện cho 5 tỉnh Tây Nguyên tham gia tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Gia Lai đại diện cho 5 tỉnh Tây Nguyên tham gia tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(GLO)- Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 19 đến 22-12, tại Sân bay Gia Lâm, TP. Hà Nội. Sự kiện là dấu ấn đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam trong dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Làng Bluk Blui ngày càng khang trang, khởi sắc. Ảnh: Đ.M.P

Về làng phong Bluk Blui

(GLO)- Hàng chục lần tôi trở về vùng đất Chư Păh (tỉnh Gia Lai) nhưng không vì thế mà trở nên nhàm chán. Mỗi lần về lại, chứng kiến bao thay đổi là lòng tôi thấy vui, vì sự phát triển của địa phương. Đặc biệt là với xã Ia Ka, với làng phong Bluk Blui-cái tên làng đặt theo tên một dòng suối ở đây.

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.