Chịu nhiều sức ép, Nga có thể rút khỏi hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-"Chúng tôi sẽ thảo luận về quyết định hủy phê chuẩn Hiệp ước Cấm thử hạt nhân Toàn diện (CTBT). Điều này phù hợp với lợi ích quốc gia, và là biện pháp đáp trả tương xứng Mỹ, quốc gia chưa thông qua hiệp ước", Vyacheslav Volodin, Chủ tịch Duma Quốc gia, cho biết trên Telegram hôm 6/10.
Tổng thống Putin. Ảnh từ nguoiduatin.vn

Tổng thống Putin. Ảnh từ nguoiduatin.vn

"Tổng thống đã nêu một vấn đề quan trọng liên quan an ninh Nga và người dân. Đó là hủy phê chuẩn CTBT. Tình hình thế giới đã thay đổi. Washington và Brussels đã phát động một cuộc chiến nhằm vào Moscow. Những thách thức đương đại đòi hỏi có giải pháp mới", ông Volodin nói thêm.

Kể từ năm 1945, ít nhất 8 quốc gia đã tiến hành khoảng 2.000 vụ thử hạt nhân, trong đó hơn 1.000 vụ do Mỹ thực hiện, lần gần nhất vào năm 1992. Hậu quả do hoạt động thử hạt nhân đã thúc đẩy các nước đàm phán về lệnh cấm gần như toàn cầu.

Liên Hợp Quốc tháng 9/1996 thông qua CTBT và hiệp ước đã được 187 quốc gia tham gia. CTBT cấm các vụ thử nổ hạt nhân với mục đích dân sự và quân sự, áp dụng với mọi môi trường.

Tuy nhiên, hiệp ước chưa có hiệu lực, do 8 quốc gia sở hữu công nghệ hạt nhân chưa phê chuẩn. Trong số đó Mỹ, Ai Cập, Israel, Iran và Trung Quốc đều đã ký nhưng chưa phê chuẩn CTBT, trong khi Triều Tiên, Ấn Độ và Pakistan không tham gia.

Sau khi CTBT được đưa ra, thế giới đã ghi nhận 10 vụ thử hạt nhân, trong đó Ấn Độ và Pakistan mỗi nước thực hiện hai lần, Triều Tiên thực hiện 6 lần.

Việc Nga có thể rời CTBT theo truyền thông quốc gia Nga RIA Novosti ngày 5/10 trích lời ông Putin tại Diễn đàn Valdai ở Sochi rằng: “Cuộc thử nghiệm tên lửa Burevestnik, một tên lửa hành trình tầm tấn công toàn cầu với động cơ nguyên tử, hệ thống phản lực nguyên tử, đã vừa được thực hiện thành công”.

Chương trình phát triển tên lửa Burevestnik được Tổng thống Putin công bố vào tháng 3/2018 trong khuôn khổ sáng kiến phát triển thế hệ tên lửa liên lục địa và tên lửa siêu thanh mới.

Thông tin Nga có thể rời CTBT cũng như thành công trong vụ thử nghiệm tên lửa có khả năng tìm đến bất cứ mục tiêu nào trên thế giới có thể kéo theo một cuộc chạy đua thử hạt nhân, cũng như từ chối phê chuẩn CTBT. Đặc biệt, nó trực tiếp tác động đến cục diện xung đột đang hồi nóng bỏng giữa Nga- Ucraine.

Có thể bạn quan tâm

Công ty 72 khen thưởng 48 tập thể và cá nhân

Công ty 72 khen thưởng 48 tập thể và cá nhân

(GLO)-

Chiều 25-4, Công ty TNHH một thành viên 72 (Công ty 72), Binh đoàn 15 tổng kết công tác dân vận, tuyên truyền đặc biệt năm 2023 và điều chỉnh địa chỉ kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc với các thôn, làng.