Chính phủ 'chốt' tăng học phí đại học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trần học phí với đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học 2023-2024 là khoảng 1,2-2,4 triệu đồng một tháng, tùy khối ngành, trong khi mức thu hiện nay là 980 nghìn đến 1,43 triệu đồng.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021 về cơ chế thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục...

Chính phủ "chốt" tăng học phí đại học.

Chính phủ "chốt" tăng học phí đại học.

Theo đó, đối với trần học phí với đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học 2023-2024 là khoảng 1,2-2,4 triệu đồng một tháng (tùy khối ngành), mức thu hiện nay là 980 nghìn đến 1,43 triệu đồng.

Cụ thể, học phí/tháng với đại học công lập chưa tự chủ từ năm học 2023-2024 đến năm 2026-2027 (đơn vị tính: nghìn đồng) như sau:

Mức học phí/tháng với đại học công lập chưa tự chủ.

Mức học phí/tháng với đại học công lập chưa tự chủ.

Mức học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị tính: nghìn đồng) như sau:

Mức học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Mức học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Nghị định cũng bổ sung khoản 3 Điều 28. Theo đó, mức trần giá dịch vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông từ năm học 2023- 2024 như sau:

Đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021 - 2022 do HĐND tỉnh đã ban hành áp dụng tại địa phương.

Với cơ sở tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở tự bảo đảm chi thường xuyên và chỉ đầu tư: Cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, trình UBND để đề nghị HĐND cấp tỉnh xem xét phê duyệt.

Có thể bạn quan tâm

Giúp trẻ giải tỏa áp lực tâm lý

Giúp trẻ giải tỏa áp lực tâm lý

(GLO)- Theo thống kê mới nhất của Bộ Y tế, cả nước có đến 3 triệu trẻ em đang gặp phải ít nhất 1 trong 10 chứng rối loạn tâm thần cần được quan tâm, chăm sóc. Thế nhưng phải làm gì và làm như thế nào để giúp trẻ vượt qua những vấn đề tâm lý là một câu hỏi không dễ trả lời.

Tuyên truyền, hướng nghiệp, tuyển sinh quân sự cho hơn 500 học sinh Trường THPT Lê Lợi

Tuyên truyền, hướng nghiệp, tuyển sinh quân sự cho hơn 500 học sinh Trường THPT Lê Lợi

(GLO)- Chiều 10-4, Ban tuyển sinh Quân sự TP. Pleiku phối hợp với Trường THPT Lê Lợi (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tuyên truyền, hướng nghiệp, tuyển sinh quân sự vào các học viện, nhà trường trong quân đội năm 2025. Tham gia buổi tuyên truyền có hơn 500 học sinh khối 12 của Trường THPT Lê Lợi.

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Gần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Dạy học 2 buổi/ngày: Mỗi nơi mỗi khác

Việc dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT hiện nay áp dụng văn bản ban hành từ hơn 15 năm trước, trong khi đã thực hiện chương trình mới và thông tư mới về dạy thêm. Do vậy, mỗi nơi đang hiểu và thực hiện theo những cách khác nhau.