Bộ Giáo dục đề nghị giảm mức sàn, học phí bậc phổ thông sẽ giảm?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị điều chỉnh lộ trình tăng học phí chậm lại một năm so với lộ trình quy định tại Nghị định 81 và giảm mức sàn (trong đó khu vực miền núi giảm đến 70%).
Bậc Trung học Phổ thông khu vực miền núi có mức giảm sàn học phí cao nhất, lên tới 70%. (Ảnh minh họa: PV/Vietnam+)
Bậc Trung học Phổ thông khu vực miền núi có mức giảm sàn học phí cao nhất, lên tới 70%. (Ảnh minh họa: PV/Vietnam+)

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 81 về học phí. Theo đó, học phí bậc phổ thông giữ nguyên mức trần nhưng mức sàn giảm mạnh, học phí thấp nhất ở khu vực thành thị giảm đến 1/3, khu vực miền núi giảm đến 70% so với mức sàn tại quy định cũ.

Nới biên độ học phí

Theo tờ trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị điều chỉnh lộ trình tăng học phí chậm lại một năm so với lộ trình quy định tại Nghị định 81. Cụ thể, mức trần học phí năm học 2023-2024 sẽ bằng mức trần học phí năm học 2022-2023. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị giảm mức sàn (mức học phí thấp nhất). Như vậy, biên độ học phí được nới rộng hơn.

Cụ thể, theo Nghị định 81, đối với cơ sở giáo dục Mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên, mức sàn và trần học phí năm học 2022-2023 như sau:

Theo dự thảo Nghị định sửa đổi do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất, mức học phí năm học 2023-2024 như sau:

Như vậy, dù giữ nguyên mức trần nhưng mức sàn học phí phổ thông đã giảm mạnh. Cụ thể, ở khu vực thành thị, mức sàn giảm 2/3, từ 300.000 đồng xuống còn 100.000 đồng cho tất cả các bậc học.

Ở khu vực nông thôn, mức sàn giảm 50%, từ 100.000 đồng xuống còn 50.000 đồng với các bậc học từ mầm non đến trung học cơ sở; giảm 65% với bậc trung học phổ thông, từ 200.000 đồng xuống còn 70.000 đồng.

Ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, mức sàn học phí bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giảm 40%, từ 50.000 đồng xuống còn 30.000 đồng; bậc trung học phổ thông giảm 70%, từ 100.000 đồng xuống còn 30.000 đồng.

Nếu mức sàn học phí giảm sẽ là cơ sở để các địa phương giảm học phí. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Nếu mức sàn học phí giảm sẽ là cơ sở để các địa phương giảm học phí. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Nghị định 81 được Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ năm 2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, liên tiếp trong các năm 2021, 2022, Chính phủ đã yêu cầu các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập không tăng học phí để chia sẻ khó khăn với người dân. Trong giai đoạn này, một số địa phương thậm chí quyết định miễn học phí cho học sinh như Đà Nẵng, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu…

Học phí phổ thông sẽ giảm?

Năm học 2023-2024, do chưa có chỉ đạo nào của Chính phủ về vấn đề học phí nên Ủy ban Nhân dân các địa phương trên cả nước đã thông qua mức học phí mới, thực hiện theo Nghị định 81. Công bố của các địa phương cho thấy hầu hết áp dụng mức sàn, mức thấp nhất trong Nghị định 81 là 300.000 đồng/học sinh/tháng với khu vực thành thị, 100.000 đồng/học sinh/tháng với khu vực nông thôn và 50.000 đồng với khu vực miền núi.

Tuy nhiên, dù áp mức sàn, học phí năm học mới vẫn tăng mạnh so với năm học trước. Tại Hà Nội, học sinh Trung học Cơ sở đóng học phí tăng gần gấp đôi, từ 155.000 đồng/tháng lên 300.000 đồng/tháng. Ở khu vực miền núi, học sinh Trung học Cơ sở tăng học phí gấp 2,5 lần, từ 19.000 đồng/tháng lên 50.000 đồng/tháng, học sinh Trung học Phổ thông đóng học phí tăng gấp hơn 4 lần, từ 24.000 đồng/tháng lên 100.000 đồng/tháng.

Mức học phí năm học 2022-2023, áp dụng theo học phí năm học 2021-2022 của Hà Nội.

Mức học phí năm học 2022-2023, áp dụng theo học phí năm học 2021-2022 của Hà Nội.

Dù áp dụng mức sàn, học phí mới năm học 2023-2024 vẫn tăng mạnh.

Dù áp dụng mức sàn, học phí mới năm học 2023-2024 vẫn tăng mạnh.

Một số tỉnh có mức học phí thu cao hơn mức sàn của Nghị định 81 nhưng mức vượt sàn không quá lớn. Tại Bắc Giang, mức thu học phí năm học 2023-2024 cho khu vực thành thị là 320.000 đồng/tháng, nông thôn thấp nhất là 105.000 đồng/tháng, khu vực miền núi thấp nhất là 55.000 đồng tháng. Với mức mới, học sinh khu vực thành thị của Bắc Giang đóng học phí tăng gần gấp đôi với bậc mầm non và tăng gấp ba với bậc Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông (học phí năm học 2022-2023, bậc Mầm non là 180.000 đồng/tháng, Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông lần lượt là 85.000 đồng/tháng và 90.000 đồng/tháng).

Tương tự, tại Ninh Thuận, học phí cũng cao hơn so với mức sàn của Nghị quyết 81. Trong đó, mức học phí cao nhất ở bậc Mầm non, với các trường trọng điểm và trường chuẩn Quốc gia, là 330.000 đồng/tháng.

Theo các chuyên gia giáo dục, nếu Chính phủ thông qua dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung với mức sàn học phí giảm từ 40 đến 70% so với mức sàn học phí quy định tại Nghị quyết 81 như Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất, các địa phương sẽ có cơ sở để giảm mức học phí năm học 2023-2024.

Vấn đề này cũng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề cập đến trong văn bản 5459/BGDĐT-KHTC ngày 4/10, được Bộ gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ sở giáo dục về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực Giáo dục-Đào tạo năm học 2023-2024.

Văn bản nêu rõ, đối với học phí năm học 2023-2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81. Nội dung dự thảo Nghị định theo hướng giữ ổn định học phí của cơ sở giáo dục Mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp công lập từ năm học 2023-2024 so với năm học 2021-2022. Cũng theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện dự thảo Nghị định đang được Chính phủ xem xét, quyết định.

Cũng do dự thảo Nghị định 81 sửa đổi đang được Chính phủ xem xét, quyết định nên bên cạnh nhiều tỉnh, thành đã triển khai thu học phí theo Nghị định 81, một số địa phương đã chỉ đạo các trường tạm thời chưa thu học phí như Bắc Giang, Cần Thơ… Một số địa phương quyết định vẫn tiếp tục miễn học phí cả năm học như Hải Phòng, Đà Nẵng, hoặc không thu học phí học kỳ I như Quảng Bình. Trong khi đó, một số địa phương công bố sẽ hỗ trợ cho học sinh một phần học phí như Hà Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Có thể bạn quan tâm

Chị Siu H’Teo (ở giữa, làng Phung, xã Ia Phang) phấn khởi khi kinh tế của gia đình ngày càng ổn định. Ảnh: Q.T

Đào tạo nghề: “Chìa khóa” thoát nghèo bền vững ở Chư Pưh

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Chư Pưh đã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Qua đó, người dân được định hướng, tiếp cận nghề nghiệp mới, góp phần cải thiện thu nhập và thoát nghèo bền vững.

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Bỏ thi thăng hạng giáo viên từ tháng 12

Thay thi bằng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên với những quy định mới; hướng dẫn phương pháp tính giá dịch vụ GD-ĐT là những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 12 năm nay.

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

Tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an toàn giao thông trước cổng trường

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trường học có cổng ra vào nằm cạnh đường quốc lộ và tỉnh lộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT) rất cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần triển khai các giải pháp nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.