Chỉ tận mặt 8 loại cá chứa thủy ngân cao, lợi ít hại nhiều

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cá là món ăn ưa thích của rất nhiều người bởi nó cung cấp lượng dưỡng chất đáng kể cho cơ thể. Vậy nhưng, có 8 loài cá mà bạn cần hạn chế động đũa vì chúng chứa lượng thủy ngân rất cao trong cơ thể, gây hại tới sức khỏe con người.
1. Cá hồi nuôi
Trong khi cá hồi tự nhiên ăn các sinh vật có trong môi trường nước thì cá hồi nuôi được cho ăn nhiều chất béo và thức ăn công nghiệp để cá to hơn. Kết quả là cá hồi nuôi chứa nhiều calo và chất béo bão hòa nhưng lại ít khoáng chất. Tỉ lệ omega-3 và omega-6 trong cá hồi nuôi cũng thấp hơn. Ngoài ra nếu trang trại nuôi cá hồi không đảm bảo vệ sinh thì cá hồi còn bị nhiễm những chất độc như dioxin và PCB.
2. Cá trê
Đây là loại cá mà Việt Nam có rất nhiều và còn xuất khẩu đi nước ngoài nhưng khi kiểm nghiệm chất tím tinh thể và chất xanh Malachite tại Mỹ thì đều cho kết quả dương tính. Mỹ liệt cá trê Việt Nam vào danh sách những loại cá bẩn nên tránh xa.
3. Cá thu
Cá thu chứa thủy ngân, không thể bài tiết ra ngoài mà lắng đọng trong cơ thể gây bệnh. Cá thu Đại Tây Dương được xem là an toàn nhất, người lớn có thể ăn 200g/tháng, trẻ em là 100g/tháng.
4. Cá ngừ
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Cá ngừ chứa rất nhiều thủy ngân, đặc biệt là cá ngừ vây xanh và cá ngừ vây đen. Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng, đối với loại cá này thì người lớn chỉ nên ăn 100g/tháng, trẻ em không khuyến khích.
5. Cá rô phi
Cá rô-phi không chứa nhiều axit béo có lợi, nhưng lại tập trung nhiều axit béo có hại không khác gì mỡ lợn. Ăn quá nhiều cá rô-phi có thể làm tăng cholesterol, khiến cơ thể dễ bị dị ứng.
Người bị tim mạch, hen suyễn và đau khớp được khuyên là không nên ăn nhiều cá rô-phi.
6. Cá chình
Cá chình rất béo, nó lại dễ hấp thụ rác thải công nghiệp và nông trại từ nguồn nước. Cá chình nhập từ Mĩ được cho là chứa nhiều chất độc nhất. Cá chình châu Âu cũng nhiễm khá nhiều thủy ngân. Người lớn có thể ăn 300g cá chình/tháng, trẻ em là 200g/tháng.
7. Cá tuyết Chile
Đây là một loại cá có răng nhưng không có nguồn gốc từ Chile như cái tên của nó. Ngoài ra đây cũng là một loại cá có hàm lượng thủy ngân rất cao.
8. Cá da trơn
Bản thân các loại cá da trơn có kích thước khá to. Nhưng để tăng nhanh kích thước của cá, một số người nuôi cho cá ăn hóc-môn. Vì thế, những con cá được nuôi tự nhiên thì ít nguy hiểm và giàu dưỡng chất hơn những con bị kích lớn.
Gợi ý cách chọn cá chuẩn thơm ngon bổ dưỡng
Cá tươi luôn có vảy sáng và mắt trong. Hãy cầm 1 con cá lên và quan sát kĩ, cá ươn thì đuôi của nó thường hạ xuống yếu ớt, vây khô và mang xám thay vì có màu đỏ tươi.Khi mua cá sống trong bể, hãy đảm bảo là nước bể sạch. Chọn con cá gần đáy bể thay vì con gần mặt nước.
Nếu bạn thích câu cá để ăn, vậy hãy đảm bảo nguồn nước không chứa thủy ngân và các chất thải bẩn khác.
Khi mua cá hồi, hãy chọn lát cá với những vân màu trắng. Nếu lát cá có màu đỏ hoàn toàn, có thể nó đã bị nhuộm. Cũng đừng chọn miếng cá có đốm trắng trên da, vì nó được bắt vào mùa sinh sản nên thịt khá nhạt nhẽo.
Theo Minh Tú/Khỏe & Đẹp

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.