Chi phí thức ăn cao, chủ trang trại chăn nuôi ở Gia Lai lo lắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Giá thức ăn gia súc, gia cầm liên tục tăng trong thời gian qua khiến nhiều hộ chăn nuôi ở Gia Lai lo lắng. Trong khi những hộ chăn nuôi heo còn có thể trụ được vì giá heo ổn định ở mức cao thì nhiều hộ chăn nuôi gia cầm đang phải chịu lỗ bởi sản phẩm bán ra có giá thấp.
Giá thức ăn liên tục tăng
Từ đầu năm đến nay, giá thức ăn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh liên tục tăng và hiện cao hơn 20-25% so với năm 2020. Cụ thể, giá 1 bao cám trọng lượng 25 kg tăng 50-70 ngàn đồng. Trong đó, tăng cao nhất là cám cho heo tập ăn và cám đậm đặc. Giá cám tăng cao khiến người chăn nuôi không khỏi lo lắng bởi những rủi ro về dịch bệnh và đầu ra còn bấp bênh.
Ông Hồ Quang Thành (thôn 1, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) cho hay: Trang trại của tôi nuôi 200 con heo thịt và 30 con heo nái. Với giá tăng cao như hiện nay, nếu hạch toán thì bình quân mỗi con heo nái của gia đình tôi phải đẻ 10 heo con trở lên thì may ra hòa vốn, còn dưới 10 con thì lỗ.
Cửa hàng thức ăn gia súc của bà Nguyễn Thị Kim Ngọc (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đảm bảo các điều kiện theo quy định. Ảnh: Nguyễn­­ Hồng
Cửa hàng của bà Nguyễn Thị Kim Ngọc (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) cũng gặp khó khăn trong bán hàng và thu hồi nợ khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Ảnh: Nguyễn­­ Hồng
Theo bà Nguyễn Thị Kim Ngọc-chủ đại lý thức ăn chăn nuôi ở phường Thắng Lợi (TP. Pleiku), từ cuối năm 2020 đến nay, các công ty sản xuất thức ăn gia súc liên tục điều chỉnh tăng giá. Nguyên nhân là vì giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng cao. Điều này khiến không chỉ người chăn nuôi mà cả các đại lý cũng gặp khó trong bán hàng và thu hồi nợ. 
Người chăn nuôi gia cầm khốn đốn
Toàn tỉnh hiện có khoảng 41.600 hộ chăn nuôi heo và hơn 130.000 hộ nuôi gia cầm. Trong đó, có 262 trang trại heo với 121.428 con; 74 trang trại gia cầm với khoảng 813.600 con.

Theo nhìn nhận của cơ quan chuyên môn, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao như hiện nay thì chỉ người nuôi heo có thể trụ được nhờ giá heo thịt ổn định ở mức trên 70 ngàn đồng/kg. Riêng các hộ chăn nuôi gia cầm sẽ gặp nhiều khó khăn và dễ phá sản.

Ông Dương Văn Hoàng (làng Blang 3, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) cho biết, ông nuôi 4.000 con gà đẻ trứng, mỗi ngày phải cho ăn 20 bao cám loại 25 kg. Với mức giá 238 ngàn đồng/bao, tính ra ông phải bỏ ra hơn 4 triệu đồng tiền thức ăn cho gà. Tuy nhiên, giá trứng bán sỉ trên thị trường chỉ 12 ngàn đồng/chục. Nếu chăm sóc đầy đủ, gà đẻ đỉnh điểm đạt 90% tổng đàn, ông vẫn phải bù lỗ, chưa tính công chăm sóc, thuốc thú y, điện, nước. Còn nuôi đến tháng thứ 6, sản lượng trứng sẽ tụt dần, giá trứng chưa biết tăng hay giảm nên ông rất lo lắng.
“Trang trại của tôi còn có thể duy trì chứ các trại nuôi gà bán thịt thì còn lỗ nặng hơn nữa, bởi đầu ra rất khó. Thời điểm này, cứ sau 1 đêm ngủ dậy, tôi mất hơn 600 ngàn đồng từ tiền đầu tư vào đàn gà này. Vị chi mỗi tháng lỗ khoảng 20 triệu đồng”-ông Hoàng buồn bã nói.
Trang trại chăn nuôi gia cầm của bà Phạm Thị Kim Ngà (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đang gặp khó khăn vì giá thức ăn tăng cao. Ảnh: Nguyễn Hồng
Trang trại chăn nuôi gia cầm của bà Phạm Thị Kim Ngà (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đang gặp khó khăn vì giá thức ăn tăng cao. Ảnh: Nguyễn Hồng

Tương tự, bà Phạm Thị Kim Ngà (thôn 1, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) bộc bạch: “Tôi nuôi 6.000 con gà đẻ trứng. Trong dịp Tết vừa rồi, tôi bán bớt 3.000 con. Nếu không, với giá thức ăn tăng cao như thời điểm này thì chắc chắn lỗ nặng. Trong khi thời tiết nắng nóng, tỷ lệ gà đẻ trứng không đạt, giá trứng chỉ 12.000 đồng/chục nên không chỉ gia đình tôi mà các hộ chăn nuôi gà đều gặp rất nhiều khó khăn”.

Trao đổi với P.V, ông Dương Ngọc Thanh-Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh-cho biết: Từ trước Tết đến nay, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng do giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh. Điều này đẩy người chăn nuôi, nhất là các hộ nuôi gia cầm vào tình cảnh khó khăn. Đặc biệt, hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi mà phải nhập từ tỉnh khác về.
“Hiện nay, giá thức ăn chăn nuôi đang tăng cao trong khi giá bán sản phẩm làm ra lại thấp. Vì vậy, người dân nên xây dựng phương án chăn nuôi phù hợp với quy mô và nhu cầu tiêu thụ của thị trường để giảm thiểu rủi ro”-ông Thanh khuyến cáo.
NGUYỄN HỒNG

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.