Chat với... "Zico Thái"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lần thứ ba trở lại Việt Nam nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn cảm xúc buổi ban đầu từ gần 20 năm trước, Kiatisuk Senamuang cho biết sẽ làm tất cả để sớm gặt hái thành công với bóng đá Hoàng Anh Gia Lai.
Trò chuyện với phóng viên Báo Người Lao Động qua giao diện chat của mạng xã hội Facebook trong những ngày đầu năm 2021, "Zico Thái" Kiatisuk Senamuang bộc bạch:
- Đã lâu mới quay lại Việt Nam nên tôi dễ dàng cảm nhận được sự thay đổi và phát triển nhanh chóng tại đất nước của các bạn. Đại dịch Covid-19 hoành hành khắp nơi nhưng Việt Nam vẫn giữ được sự an toàn cho cuộc sống người dân.
Gia đình tôi ở Thái Lan rất yên tâm vì tôi đến và sẽ được sống, làm việc tại một đất nước rất thanh bình trong một khoảng thời gian dài phía trước. Gia Lai cũng là vùng đất yên bình, người dân vùng cao nguyên này yêu bóng đá đến cuồng nhiệt và đó chính là điểm tựa vững chắc cho những người làm bóng đá chúng tôi.

 
Anh còn nhớ gì về buổi ban đầu đặt chân đến Việt Nam, không phải đầu quân cho các đội bóng nơi thành phố lớn mà là để gia nhập một đội bóng gần như vô danh lúc bấy giờ là Hoàng Anh Gia Lai (HAGL)?
- Tôi không phải sinh ra và lớn lên ở các thành phố đông đúc, phồn hoa đô hội. Udonthani hay Khonkern chỉ là những tỉnh lỵ nhỏ bé ở Thái Lan. Lớn lên theo nghiệp bóng đá, tôi cũng đã vài lần xuất ngoại để khoác áo Huddersfield Town (Anh), Perlis (Malaysia), Air Forces (Singapore) - tất cả đều không phải là các CLB nổi tiếng.
Năm 2002, tôi cưới vợ và dự định sẽ chỉ thi đấu trong nước vì quá ngán ngẩm cuộc sống xa nhà, thi đấu lại chẳng thành công như mong muốn. Nhận trước sau đến vài lời mời từ ông bầu Đoàn Nguyên Đức của HAGL, ban đầu tôi ngó lơ nhưng rồi cảm thấy tin tưởng người đàn ông này và bị thuyết phục bởi đề nghị "chỉ cần đá 4 tháng" của ông.
Khi ấy, tôi còn không biết CLB HAGL đóng quân ở đâu, đang thi đấu hạng nào ở Việt Nam. Những cảnh đón tiếp trọng thị của người hâm mộ và báo chí ở TP HCM cũng như Gia Lai khiến tôi và Chukiat nhớ mãi đến tận bây giờ, nhất là tình cảm mà nhiều người dành cho chúng tôi khi thi đấu thăng hoa ở CLB HAGL.
Là gương mặt sáng giá nhất của bóng đá Đông Nam Á giai đoạn 1993-1999 khi đoạt đến 4 ngôi vô địch SEA Games cùng tuyển Thái Lan, anh có nghĩ rằng việc đá bóng ở Việt Nam chẳng giúp ích gì cho sự nghiệp của mình?
- Tôi không nghĩ đến những điều cao xa ấy. Bóng đá Đông Nam Á một thời gian dài bị xem là vùng trũng, các nước trong khu vực cần làm mọi điều để phát triển giải vô địch quốc gia, làm điểm tựa cho đội tuyển tiến xa ở các giải châu lục và thế giới.
Cùng CLB HAGL giành quyền thăng hạng V-League mùa 2002 rồi 2 năm liên tiếp sau đó đều đoạt được ngôi vô địch Việt Nam là những trải nghiệm không bao giờ quên trong sự nghiệp của tôi. Khi đến Pleiku, chúng tôi chỉ nghĩ đến việc đừng để khán giả Việt Nam coi cầu thủ Thái Lan là "kẻ thù" và nhanh chóng tìm cách chinh phục tình yêu của mọi người. Sau này được bổ nhiệm làm HLV trưởng của chính đội bóng phố núi và kéo dài thời gian sống ở Việt Nam khoảng 8 năm, với tôi, đó là những kỷ niệm khó phai mờ.
Anh có những dự định gì khi tái hợp CLB HAGL và bóng đá Việt Nam lần này, khi mà bầu Đức dường như không giao chỉ tiêu cụ thể cho anh ở 2 mùa giải sắp tới?
- Ba Đức - chúng tôi vẫn gọi ông như vậy với tất cả tình yêu dành cho bậc cha chú - có lẽ không muốn tạo áp lực cho đội bóng nhưng có ai chơi thể thao mà không mong giành được các danh hiệu? Giải đấu tập huấn ở Bình Dương là dịp tốt để tôi đánh giá năng lực và sự chuẩn bị của cầu thủ, truyền đạt các ý tưởng chiến thuật và cùng đội bóng hoàn tất chu trình huấn luyện trước mùa giải mới.
Tôi đã chia sẻ với truyền thông Thái Lan rằng trở lại Việt Nam lần này là để giúp HAGL giành suất dự AFC Cup, tức đội bóng phải đạt thành tích cao ở V-League 2021. Tôi cũng đã trao đổi với ba Đức về ngoại binh. HAGL có nhiều nội binh tốt, lại đang khoác áo đội tuyển quốc gia như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn, Văn Thanh, Hồng Duy… nên chắc chắn tôi sẽ ưu tiên sử dụng họ. Những ngoại binh phù hợp cũng rất cần cho đội bóng để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra.
Bầu Đức bảo "thuê Kiatisuk làm HLV là để thứ bóng đá có ý nghĩa trở lại và giúp vui cho V-League". Anh nghĩ gì về quan điểm của ông chủ doanh nghiệp mê bóng đá này?
- Tôi cho rằng ba Đức không nói cho vui. Ông dốc công của, bỏ rất nhiều thời gian lo lắng cho đội bóng HAGL, mở cả học viện đào tạo lực lượng kế cận theo các phương pháp tiên tiến, chắc chắn không phải để hết mùa này đến mùa khác chỉ lo trụ hạng.
Ba Đức gọi điện, bày tỏ mong muốn tôi trở lại làm việc với HAGL và tôi đồng ý gần như ngay lập tức, không phải suy tính gì bởi ân tình quá sâu nặng với ông và cũng rất hiểu mong muốn của ông. Tôi có những dự định riêng nhưng chưa tiện thổ lộ và mọi người sẽ chứng kiến qua công việc của tôi ở HAGL.
Lần thứ ba bén duyên với bóng đá Việt Nam, anh có nghĩ mình sẽ lại thành công như buổi đầu từ gần 20 năm trước?
- Có chứ, tất nhiên là phải như thế! Tình yêu và niềm tin của người hâm mộ lớn lao lắm, phải đáp ứng được sự kỳ vọng của tất cả. Tôi mong được mọi người chúc lành cho HAGL trong những ngày sắp tới.
Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị về bóng đá Việt Nam mùa giải mới - mùa giải của hy vọng.
Khó có thể kiếm được ngoại binh nào nhận được nhiều tình cảm từ người hâm mộ bóng đá Việt Nam hơn Kiatisuk Senamuang, dù chàng tiền đạo được mệnh danh "Zico Thái" này một thời là "hung thần" của các thế hệ đội tuyển Việt Nam ở sân cỏ SEA Games cũng như tại đấu trường Tiger Cup (tiền thân của AFF Cup).
Có thể nói tên tuổi Kiatisuk gắn với cả một giai đoạn thăng trầm của bóng đá Việt, từ vị thế đối đầu thuở anh còn là chân sút chủ lực của đội tuyển Thái Lan cho đến lúc trở thành một trong những cầu thủ nước ngoài hiếm hoi hiểu ngôn ngữ, yêu văn hóa cũng như dành nhiều tình cảm với bóng đá và người dân Việt Nam khi được ông bầu Đoàn Nguyên Đức mời về khoác áo đội bóng phố núi Pleiku năm 2002.
ĐÔNG LINH (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tennis là một trong những môn thể thao bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự phát triển của pickleball. Ảnh: L.V.N

Pickleball “lấn sân” tennis

(GLO)- Pickleball đang có sự phát triển mạnh mẽ trong cả nước và Gia Lai cũng không ngoài cuộc. Môn thể thao mới này thậm chí còn “lấn sân” những môn thể thao truyền thống, đặc biệt là tennis.

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.