Chấn chỉnh sản xuất, kinh doanh vàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Mua đâu bán đó” gần như là một quy tắc chung trong hoạt động kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ. Lý do, theo một cán bộ ngành Khoa học và Công nghệ là vì “các cơ sở không tin tưởng nhau cả về chất lượng cũng như giá trị đo lường của sản phẩm”. Từ đó để thấy rằng dù thị trường vàng mới trải qua đợt thanh tra chuyên đề trên diện rộng nhưng để đi vào nền nếp cần thiết phải có sự vào cuộc liên tục và tích cực của các ngành chức năng…
 
Kết thúc đợt thanh tra trong thời gian 3 tháng (từ ngày 19-7 đến 15-9-2016), đoàn thanh tra liên ngành đã tiến hành thanh tra 60 cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ; qua đó phát hiện và xử lý 14 cơ sở sản xuất kinh doanh vàng có vi phạm, cụ thể 1 cơ sở sử dụng cân trong trao đổi mua bán không có chứng chỉ kiểm định, 12 cơ sở vi phạm về nhãn hàng hóa, 1 cơ sở vi phạm về chất lượng. Tổng số tiền xử phạt hơn 82 triệu đồng.

Lo ngại vàng thiếu tuổi

Dù tình trạng gian lận hàm lượng vàng (tuổi vàng) qua kết quả kiểm định chất lượng chiếm tỷ lệ thấp nhưng vẫn là điều đáng lo ngại. Bởi đợt thanh tra trên chỉ mới tiến hành tại 60 cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng trên tổng số 100 cơ sở toàn tỉnh và cũng chỉ tiến hành lấy mẫu của 8 cơ sở. Như vậy, tỷ lệ cơ sở được kiểm định chất lượng chỉ chiếm trên 13%/tổng số cơ sở đã thanh tra. Trong 16 mẫu (mỗi cơ sở lấy 2 mẫu) được chọn ngẫu nhiên gửi đi kiểm định có 1 mẫu không đạt chất lượng như tiêu chuẩn công bố. Cụ thể, Doanh nghiệp tư nhân vàng Kim Chung có sản phẩm vàng trang sức công bố hàm lượng vàng 99% nhưng qua kiểm tra phân tích mẫu vàng đó chỉ đạt 97,73%. Đoàn thanh tra đã tiến hành xử phạt cơ sở này với số tiền trên 18 triệu đồng.

 

Người dân giao dịch tại một cơ sở mua bán vàng.
Người dân giao dịch tại một cơ sở mua bán vàng.

Ông Lý Trọng Huy-Phó Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai cho biết: Đối với việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng, đoàn chọn ngẫu nhiên 2 mẫu/cơ sở. Đoàn cũng chỉ chọn những doanh nghiệp lớn để lấy mẫu và cũng chọn mẫu nào có trọng lượng lớn từ 5 đến 10 chỉ/sản phẩm để gửi mẫu đi phân tích, chứ không thể lấy những sản phẩm nhỏ có giá trị thấp, vì nếu lấy số lượng quá nhiều phí kiểm định sẽ đội lên rất lớn, trong khi kinh phí lại có hạn.

Hiện nay, hầu hết vàng trang sức, mỹ nghệ chủ yếu được nhập từ TP. Hồ Chí Minh, mẫu mã lại rất đa dạng, có những cơ sở kinh doanh đến vài ngàn mẫu sản phẩm, do đó việc lấy mẫu ngẫu nhiên với số lượng “khiêm tốn” cũng có thể chưa khái quát hết thị trường. “Mua bán vàng từ trước giờ quen với cách mua đâu bán đó, sản phẩm mua tiệm này bán tiệm khác luôn luôn bị ép giá thấp hơn thực tế, vì tiệm thu mua cho là sản phẩm thiếu trọng lượng, không đủ tuổi như công bố”-chị Thu Hà (đường Lý Thái Tổ, TP. Pleiku) từng là nạn nhân trong việc này cho hay. Trên thực tế, ngay cả cán bộ trong ngành Khoa học và Công nghệ cũng thừa nhận thị trường có quy tắc ngầm này, bởi lẽ theo họ các cơ sở không tin tưởng và thừa nhận sản phẩm của nhau như đã công bố về tiêu chuẩn!

 

Thực hiện Nghị định 24 của Chính phủ về quản lý kinh doanh vàng, từ năm 2012 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã hướng dẫn thủ tục, hồ sơ, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cho 63 doanh nghiệp trên địa bàn (năm 2012 cấp 10, năm 2013 cấp 39, năm 2014 cấp 7, thu hồi 2; năm 2015 cấp 2, từ đầu năm đến nay cấp 7).

Lúng túng trong ghi nhãn hàng hóa

Qua các nội dung thanh tra, vi phạm chủ yếu là mua bán hàng hóa có nhãn nhưng trên nhãn không ghi đủ các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn như thông tin về tên hàng hóa, tên đơn vị sản xuất, tên đơn vị phân phối, hàm lượng vàng, khối lượng vàng. Hiện nay, ngoại trừ việc ghi nhãn đối với các sản phẩm được nhập từ những nhà sản xuất lớn, hầu hết các sản phẩm được gia công tại chỗ thường thông tin rất ít được hiển thị trên đó, vì những sản phẩm này đa số là hàng tồn từ nhiều năm trước, khi đó chưa bắt buộc ghi nhãn nên thường trên sản phẩm chỉ có đóng dấu ký hiệu cơ sở và hàm lượng vàng. Theo quy định, trường hợp sản phẩm quá nhỏ, không đủ để khắc thông tin thì buộc phải có tài liệu đính kèm. Đoàn thanh tra đã xử phạt 12/60 cơ sở vi phạm với số tiền 58 triệu đồng, gồm Doanh nghiệp tư nhân Vạn Phước, Mai Xuân Tiếp, Kim Tầng, Kim Châu, Kim Loan, Kim Hùng, Văn Thọ, Yến Vy, Anh Mẫn, Mai Yên, Việt Toàn, Phước Tín. Ngoài ra, đoàn cũng xử phạt vi phạm về sử dụng cân trong trao đổi, mua bán không có chứng chỉ kiểm định theo quy định đối với Doanh nghiệp tư nhân vàng Kim Việt (6 triệu đồng).

Tuy nhiên, vẫn có không ít cơ sở đã chủ động tìm hiểu nội dung từ những nghị định, thông tư mới để hướng đến mục tiêu bán hàng đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác nhằm tạo dựng uy tín với khách hàng. Ông Lê Hoàng Văn-Chủ tiệm vàng Ngọc Diệp cho biết: “Khi nhập hàng về, tiệm có máy quang phổ và đo trực tiếp sản phẩm, khi đúng tuổi, cân chỉnh đúng trọng lượng thì nhập thêm tem mình vào để khi bán ra cho khách có giấy bảo đảm kèm theo đúng với các thông tin trong tem.

Theo ông Lý Trọng Huy, trước đó các cơ sở đã được hướng dẫn cụ thể nên hầu như các cơ sở tham gia tập huấn không vi phạm bất cứ nội dung nào trong đợt thanh tra lần này; vi phạm chủ yếu rơi vào các cơ sở nhỏ, không tham gia tập huấn. Việc phát hiện, phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm trong đợt thanh tra vừa rồi sẽ góp phần làm minh bạch thị trường, chấn chỉnh lại việc sản xuất kinh doanh vàng, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng...

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

null