Cấy lúa không ăn thua, nông dân ở Phú Yên bèn trồng thứ rau gia vị này, ai ngờ nhanh thu tiền, lãi nhiều hơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong những năm gần đây, nhiều hộ nông dân ở xã Hòa Kiến, thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) đã mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng đưa các loại cây rau màu như trồng hành, trồng khổ qua, bắp, é trắng, xà lách, hành tím...vào trồng trên diện tích đất sản xuất lúa một vụ bấp bênh.

Nông dân xã Hòa Kiến đã chuyển đổi từ trồng lúa bấp bênh sang trồng rau màu, trong đó có trồng hành với diện tích khoảng 50ha, đã nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Trong đó, cây hành tím được người dân áp dụng những kỹ thuật trồng mới như lên luống bằng máy, tưới nước bằng ống phun đã giảm chi phí đầu tư, mang lại thu nhập ổn định, phát triển kinh tế cho nhiều hộ nông dân.

Cây hành ban đầu được ông Tô Tấn Nguyên và ông Đỗ Văn Qúy đưa về trồng trên diện tích 01 sào (500 m2 ) sau thời gian thu hoạch cho lãi gấp 3-4 lần so với trồng lúa.

Cây hành trồng được 3 – 4 vụ/năm, thời gian từ lúc trồng đến thu hoạch khoảng 35-40 ngày, năng suất thu được 500 - 1.000 kg/sào, với giá bán 10.000 - 20.000 đồng/kg, cho doanh thu 10-11 triệu đồng/sào;  sau khi trừ các khoản như giống khoảng 3 triệu đồng/sào.

Hoạch toán, nông dân trồng hành chi phí cho phân bón 700.000 đồng/sào, thuốc bảo vệ thực vật 300.000 đồng/sào, cày và lên líp 300.000 đồng/sào, công trồng 300.000 đồng/sào, tưới nước 1 triệu đồng/sào, thu hoạch 700.000 đồng sào; lài thu được 3-4 triệu đồng/sào/vụ.


 

 Cây hành mới trồng 1 ngày tại xã Hòa Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Cây hành mới trồng 1 ngày tại xã Hòa Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.


Ông Nguyên chia sẽ kinh nghiệm để trồng hành hiệu quả dùng các loại phân bón DAP, NPK và chia ra 3 lần bón cho cây hành, lần 1 sau khi trồng khoảng 12 ngày, lần 2 sau khi trồng khoảng 20 ngày, lần 3 sau trồng khoảng 28 ngày.

Trồng hành, nông dân cần chú ý đển bệnh thán thư và thối nhũng trên cây hành vào giai đoạn 20-25 ngày sau khi trồng, đồng thời sau khi thu hoạch cày phơi ải đất khoảng 0,5-1 tháng mới trồng lại để hạn chế mầm bệnh gây hại cho cây hành vụ sau.

Từ những kết quả đó đến nay nhiều hộ đã mở rộng diện tích trồng hành từ 1 sào lên 6 sào/hộ như hộ ông Đỗ Văn Quý, Đỗ Văn Trực, Tô Kim Thạnh,… nâng diện tích trồng hành của xã lên 20 ha.

 

Cây hành sau khi trồng 12 ngày tại xã Hòa Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Cây hành sau khi trồng 12 ngày tại xã Hòa Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.


Ông Tô Tấn Nguyên  Giám đốc Hợp tác xã Hòa Kiến 1 bộc bạch, hiện nay giá hành giống cao, lệ thuộc nguồn cung ứng giống từ Ninh Thuận (qua thương lái cung ứng) không đảm bảo chất lượng giống, dễ gây bệnh sau khi trồng.

Do đó để chủ động nguồn giống sạch bệnh cung ứng cho người dân, Hợp tác xã Hòa Kiến 1 đã liên hệ với Viện Nguyên cứu duyên hải Nam Trung bộ (qua anh Thọ Giám đốc Trung tâm chuyển giao công nghệ của Viện) để trồng khảo nghiệm giống hành từ hạt, đồng thời Hợp tác xã Hòa Kiến 1 cũng đang xây dựng quảng bá thương hiệu hành lá cho địa phương để nâng cao giá trị kinh tế cho người trồng hành và người trồng rau trên địa bàn xã hòa Kiến.

https://danviet.vn/trong-hanh-tren-dat-cay-lua-bap-benh-ai-ngo-nong-dan-phu-yen-lai-thu-nhieu-tien-hon-20220710174631177.htm

Theo Ngô Thái Hưng (Trạm KN thành phố Tuy Hòa/TTKN Phú Yên)  

 

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null