"Cầu thủ Việt kiều hay có ảo tưởng về chuyên môn..."

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đánh giá về việc các cầu thủ Việt kiều hồi hương chơi bóng nhưng đa số đều thất bại, chuyên gia bóng đá lão làng Nguyễn Văn Vinh nói: “Bóng đá Việt Nam bây giờ đã khác rất nhiều rồi, thế nên việc đòi hỏi chất lượng các cầu thủ cũng khắt khe hơn…
Ông Nguyễn Văn Vinh tiếp: "Những năm qua, có nhiều cầu thủ Việt kiều trở về Việt Nam thử việc và thi đấu nhưng không mấy thành công. Tôi cũng chỉ xem qua họ thi đấu trên truyền hình và đọc một số thông tin qua báo chí về họ nên khó đánh giá trình độ của họ hay dở ra sao. Tuy nhiên, tôi tin vào con mắt “nghề” của các HLV, họ đánh giá không sai đâu".

Chuyên gia bóng đá Nguyễn Văn Vinh (trái) và bầu
Chuyên gia bóng đá Nguyễn Văn Vinh (trái) và bầu "Đức" - Ảnh: Bạch Dương.
"Chẳng hạn như trường hợp của Lee Nguyễn trước đây, không phải vì cầu thủ này đã từng đá cho các đội bóng lớn ở châu Âu hay ĐTQG Mỹ mà HAGL hay B.Bình Dương lấy về. Mà bởi, khi nhìn Lee Nguyễn vào sân tập, thấy cách xử lý bóng là thấy yên tâm về chuyên môn rồi. Việc cầu thủ này chơi không tốt ở V.League và bị thải hồi chắc chắn không bởi nguyên nhân vì chuyên môn, mà chỉ vì lối sống thôi. Bằng chứng là khi trở về Mỹ thi đấu tại MLS, Lee Nguyễn đã chứng tỏ được khả năng của mình. Mà rõ ràng MLS trình độ cao hơn nhiều so với V.League".
"Những cầu thủ khác bị loại “ngay từ vòng gửi xe” thì chắc chắn chuyên môn không tốt. Chẳng hạn như cách đây chục năm SHB.Đà Nẵng có một cầu thủ người Pháp, tôi nhớ không rõ tên (Ludovic Casset - PV) trình độ rất kém, nhận bóng không được thì làm sao mà có thể sử dụng. Mà nên nhớ, lúc đó anh ta được đội bóng Đà Nẵng rất ưu ái, ký hợp đồng nhưng không thể trụ được…
Đó là về chuyên môn, còn về vấn đề khác tôi cho rằng là như thế này: Bóng đá Việt Nam của chúng ta càng ngày càng đi lên, chính vì thế sự khắt khe trong khâu tuyển chọn cũng là điều dễ hiểu.
Tôi được biết, nhiều cầu thủ sang đây và đưa ra lý lịch rất đẹp, từng đá ở đội U này, U kia ở các nước có nền bóng đá mạnh hơn chúng ta rất nhiều, nhưng rốt cuộc cũng bị loại sau khi thử việc. Vấn đề ở đây là gì, đó là họ quảng cáo quá mức về trình độ và đánh giá sai V.League của chúng ta.

Đặng Văn Robert (trái) từng khoác áo Hải Phòng FC - Ảnh: Quốc An.
Đặng Văn Robert (trái) từng khoác áo Hải Phòng FC - Ảnh: Quốc An.
Các cầu thủ Việt kiều cũng thế, họ cho rằng mình chơi bóng ở một quốc gia có nền bóng đá phát triển hơn quê hương của mình thì về nước chơi bóng sẽ được. Nhưng không đơn giản như thế, và như tôi đã nói Bóng đá Việt Nam làm chuyên nghiệp không còn mù mờ như trước, hoặc chỉ biết ký hợp đồng đại thông qua bản lý lịch nữa.
Tôi nói như thế không có nghĩa là cầu thủ Việt kiều nào cũng kém cả. Chẳng hạn như Lee Nguyễn, Đặng Văn Lâm, Mạc Hồng Quân, Adriano Schmidt, Michal Nguyễn... Họ đều đã khẳng định được tài năng của mình không chỉ ở V.League, mà còn ở cả các giải đấu nước ngoài...
Nói tóm lại, nguyên nhân thất bại của rất nhiều các cầu thủ Việt kiều khi về quê hương chơi bóng là đánh giá sai về giải đấu, ảo tưởng về chuyên môn của mình, cũng như chưa chứng kiến sự phát triển, khốc liệt của V.League, đơn giản thế thôi".
Tân Lam (Theo Thanh Niên/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Cung đường chạy của giải đi qua các thắng cảnh đẹp của Gia Lai. Ảnh: Văn Ngọc

Gia Lai City Trail 2024: Thêm trải nghiệm, tăng sự hấp dẫn

(GLO)-Cuối tuần này, phố núi Pleiku lại sôi động với Giải chạy Gia Lai City Trail 2024-Giấc mơ đại ngàn. Với khoảng 6.800 vận động viên (VĐV) trong và ngoài nước tham dự, lại có thêm nhiều hoạt động trải nghiệm đi kèm, giải chạy này hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn và để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

(GLO)- Ngày 21-9, Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai đã diễn ra tại sân bóng đá trong khuôn viên Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Gia Lai. Giải được tổ chức nhằm phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3.