Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Nhiều vướng mắc, bất cập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 2-6, đoàn giám của HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Làm việc với đoàn giám sát có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông, đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND TP. Pleiku.
Để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy CNQSDĐ cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc, nhắc nhở UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tiến hành kê khai đăng ký bắt buộc; đồng thời, chỉ đạo thành lập các tổ công tác gồm đại diện Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai, UBND cấp xã tiến hành nhận hồ sơ kê khai đăng ký đến từng thôn, làng, tổ dân phố. Nhờ đó, đến hết năm 2019, toàn tỉnh đã cấp được 821.661 giấy CNQSDĐ với diện tích hơn 1 triệu ha, chiếm 96,96% diện tích đất cần cấp. Tính riêng từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay, toàn tỉnh đã cấp được 371.638 giấy với diện tích 11.686 ha; trong đó, 367.367 giấy cấp cho hộ gia đình, cá nhân với diện tích gần 86.156 ha; 4.271 giấy cấp cho tổ chức với diện tích hơn 29.716 ha. Toàn tỉnh đã trao 790.909 giấy CNQSDĐ cho người sử dụng đất (6.211 giấy cho tổ chức; 784.698 giấy cho hộ gia đình, cá nhân).
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác cấp giấy CNQSDĐ vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Cụ thể, hiện nay, cơ sở dữ liệu địa chính của Văn phòng Đăng ký đất đai và các chi nhánh chưa đầy đủ, rõ ràng; hồ sơ địa chính được lưu trữ dạng giấy, chưa được số hóa. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn phân tán, thiếu đồng bộ dẫn đến cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện chưa kết nối được với cấp tỉnh, chưa vận hành được cơ sở dữ liệu. Hệ thống bản đồ địa chính chưa đồng bộ; nhiều khu vực đo trước đây biến động rất lớn, không được cập nhật thường xuyên nên việc sử dụng bản đồ địa chính khó khăn. Nhận thức của một số người dân sử dụng đất ở vùng sâu, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế nên chưa tiến hành đăng ký theo quy định. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ, công chức, người lao động tham gia công tác kê khai đăng ký bắt buộc chưa đáp ứng được nhu cầu khối lượng công việc; một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác kê khai đăng ký bắt buộc…
Bà Ayun H’Bút-Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: N.Q
Bà Ayun H’Bút-Phó Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: N.Q
Ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh, Phó Trưởng đoàn giám sát-cho rằng: “Hiện nay, tổng số giấy CNQSDĐ còn tồn đọng quá lớn với 30.752 giấy. Qua giám sát các địa phương thì nguyên nhân để tồn đọng lớn như vậy là do người dân chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính. Nhưng liệu có còn nguyên nhân khác không? Tôi đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương quyết liệt làm rõ vấn đề này để có thể giải quyết xong trước ngày 31-12-2020 theo chỉ đạo của UBND tỉnh”. Ông Phương cho biết thêm, hiện nay, tỉnh chưa số hóa được dữ liệu địa chính. Đây cũng là vấn đề mà UBND tỉnh cần giải quyết nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý cũng như giảm tình trạng sai sót khi giải quyết hồ sơ.
Đồng quan điểm, ông Trần Hữu Đức-Chánh Thanh tra tỉnh, thành viên đoàn giám sát đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo các sở, ngành, địa phương chú trọng công tác lưu trữ hồ sơ. Điển hình như TP. Pleiku, trong buổi giám sát vừa qua, đoàn đã yêu cầu xem 38 hồ sơ thì chỉ đáp ứng được 19 hồ sơ. Điều này gây khó khăn trong việc tra cứu phục vụ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai cũng như công tác quản lý.
Phát biểu tại buổi giám sát, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Tiến Đông cho biết: Trong những năm gần đây, tình hình tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai giảm dần, nhiều vụ việc khiếu kiện kéo dài đã được giải quyết dứt điểm. Tuy nhiên, vấn đề liên quan đến đất đai, trong đó có công tác cấp giấy CNQSDĐ vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc, kể cả khách quan lẫn chủ quan; những tồn tại từ trong chính sách của Trung ương, trong quá trình triển khai thực hiện và cả sự tắc trách của người thực hiện. Chính vì vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường lên kế hoạch sớm tổ chức hội nghị chuyên đề mời các cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương cùng nhau thảo luận, chỉ ra những vướng mắc, bất cập, từ đó tìm giải pháp tháo gỡ.
Phát biểu kết luận buổi giám sát, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Ayun H’Bút đề nghị: Ủy ban nhân dân tỉnh cần quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đặc biệt, cần nhanh chóng xử lý số giấy CNQSDĐ còn tồn đọng. Nghiên cứu bố trí nguồn vốn để tiến hành đo đạc, hoàn chỉnh bản đồ địa chính; trước mắt, nếu chưa có vốn thì chọn một số địa phương thực hiện trước nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý. Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, bổ sung, sửa đổi một số văn bản không còn phù hợp nhằm tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện; sớm chuẩn bị các thủ tục, hồ sơ trình HĐND tỉnh xem xét, cấp kinh phí phục vụ công tác đo đạc; tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện kê khai đăng ký, đẩy mạnh cấp giấy CNQSDĐ, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
NGUYỄN QUANG

Có thể bạn quan tâm

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

Nga chịu tổn thất về người lớn nhất trong tháng 11, Ukraine ra mắt “UAV tên lửa” mới

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh, số lượng binh sĩ Nga chết và bị thương trung bình hàng ngày trong tháng 11-2024 đã đạt mức cao kỷ lục. Trong khi đó, Ukraine vừa giới thiệu mẫu UAV lai tên lửa có tốc độ lên đến 700 km/giờ và tầm bay 700 km, vượt xa tên lửa do phương Tây cung cấp.

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Người dân nhận thực phẩm cứu trợ tại Deir al-Balah, Dải Gaza ngày 23-11. Ảnh: THX/TTXVN

Israel bị cáo buộc “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Dải Gaza

(GLO)- Ngày 5-12, Hãng tin AFP cho biết, Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Israel “tiến hành diệt chủng” đối với người Palestine tại Gaza kể từ khi chiến sự xảy ra. Tuy nhiên, Israel đã nhiều lần kiên quyết bác bỏ các cáo buộc diệt chủng, đồng thời cáo buộc Hamas lợi dụng người Palestine làm lá chắn sống.