Về hưu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nếu không có gì đặc biệt, ai cũng thường dành đến 2/3 cuộc đời để làm việc. Đó là bổn phận, trách nhiệm đối với xã hội, gia đình. Công việc đã trở thành một nếp sinh hoạt hàng ngày, thấm vào máu như là một bộ phận không thể thiếu.
Sau vài chục năm, dù công việc có lận đận hay thành công thì rồi sẽ đến lúc nghỉ ngơi vì tuổi tác, sức khỏe hoặc giả vì một lý do chẳng mong muốn nào đó. Riêng chuyện tuổi tác là không cưỡng lại được, luật quy định nên có muốn hay chẳng muốn, đến mốc 60 tuổi đối với nam giới và 55 tuổi đối với nữ giới (sắp tới sẽ tăng thêm vài tuổi) là cứ phải chia tay công việc. Đây là một trong những dấu mốc quan trọng trong đời nên tâm lý người ta trong thời điểm này khá phức tạp. Có người bề ngoài thấy bình thản, có người trở nên trầm cảm, hụt hẫng, nhưng tựu trung, ai cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng biến chuyển tâm lý. Cách đây 2 năm, dẫu biết trước mọi sự, vậy mà khi nơi tôi đang làm việc thông báo quyết định cho nghỉ hưu vì đến tuổi, tôi vẫn thần người ra, một lúc mới bình tâm mà trao đổi chuyện chế độ chính sách liên quan.
Nhiều người về hưu ít khi tâm sự, chia sẻ về cuộc sống, tâm trạng của mình. Thật khó mà phân tích nguyên nhân chính xác, có thể, cái mặc cảm đã trở thành người “không còn khả năng cống hiến” cũng là một yếu tố quan trọng. Chia tay công việc, đồng nghiệp, những tiếp xúc giao lưu, những thành công, thất bại và rất nhiều thứ nữa dễ làm người ta hụt hẫng, tiếc nhớ và thường hay nghĩ đến câu “phải chi hồi đó…”.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Phần mình, sau khi nhận quyết định hưu trí, tôi đã chuẩn bị tinh thần để thực hiện những điều này cho bản thân để vui sống. Trước tiên, tôi luôn nghĩ rằng dù ít hay nhiều, tôi đã cống hiến cho cộng đồng ở bất kỳ cương vị công tác trong hơn 40 năm làm việc và bây giờ là lúc mình được bù đắp, không có gì mà mặc cảm. Nếu không có khả năng, tôi đã không thể được chấp nhận cho đến khi hết tuổi lao động. Suy nghĩ tích cực ấy đã góp phần lớn giải quyết vấn đề tâm lý.
Tiếp đó, cần giải quyết mọi khoản nợ nần nếu có trước khi chính thức nghỉ hưu, cái này nó làm người ta căng thẳng lắm, khó mà sống yên được. Cắt giảm mọi chi phí, những nhu cầu không còn cần thiết. Tồn quỹ vừa phải phòng khi đau ốm hoặc lúc phát sinh chi phí cần thiết nào đó. Bên cạnh đó, cần giữ lại vài mối quan hệ trong công việc cũ nhưng nên chỉ là thuần túy tình thân; bạn học, bạn tri kỷ trong giai đoạn này khá quan trọng. Không nên sống khép kín mà nên trong chừng mực duy trì những giao tiếp lành mạnh.
Mặt khác, nên tìm một việc làm nhẹ nhàng, không áp lực, phù hợp, nhất là tham gia công tác ở địa phương. Nếu có điều kiện thì kiếm một mảnh vườn nhỏ khoảng dưới một sào, trồng rau, chăm hoa bốn mùa, sáng chiều tưới tắm, tỉa cành, bắt sâu... Công việc vừa sức, cũng là cách vận động thay cho thể dục rất hiệu quả. Tôi thực sự thích thú với thú điền viên này, nghiên cứu kỹ thuật gieo trồng qua sách và internet, gặp gỡ bằng hữu, chia sẻ kinh nghiệm... Chỉ cần thu xếp khoảng sân trước hoặc sau nhà từ vài chục mét vuông trở lên là trở thành “lão nông tri điền” ngay thôi.
Có một tình trạng mang tính quy luật về sinh học là khi đến tuổi nghỉ hưu, người ta đến tuổi... trở tính. Trước đây dễ chịu bao nhiêu thì giờ khó chịu bấy nhiêu, có người diễn biến ngược lại, may mắn thì sẽ là trường hợp sau. Tính nết người cao tuổi ít nhiều ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, nhất là người thân trong nhà. Sự bẳn tính, bảo thủ, cố chấp và hay hờn dỗi nó xâm nhập tự nhiên đến nỗi bản thân không nhận ra. Tuy điều này mang tính quy luật nhưng vẫn hoàn toàn có thể kiểm soát được. Bình tâm, suy xét mọi thứ làm mình không hài lòng trong cuộc sống, chọn cách xử sự hợp lý như mình đã từng có, nhất là trong gia đình. Một công việc tùy chọn như tôi nói ở trên sẽ hỗ trợ hiệu quả quá trình... chống lại quy luật này. Cố gắng không để mọi người phải chịu đựng cái “chướng mị” không mong muốn bỗng phát tiết lúc về già, đừng để mình biến thành một gánh nặng về mặt tinh thần đối với gia đình và cộng đồng.
Riêng tôi đã là U70 vài năm nay, chính thức thôi làm việc được 3 năm và đã thực hiện được những gì đang chia sẻ trong bài viết này. Hạnh phúc đời người thực sự đến ở hậu vận, bất kể gian truân, trắc trở lúc còn “xuân”. Cứ ngẫm và sống an nhiên tự tại với “tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc/tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn”.
NGUYỄN SƠN

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.