Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.

1. Đối với chị Đoàn Thị Điệp-Ủy viên Thường vụ Hội Người mù tỉnh, không còn thị lực không đồng nghĩa với việc mọi cánh cửa tương lai sẽ khép lại. Với sự nỗ lực vươn lên của bản thân và sự quan tâm của Hội Người mù tỉnh, chị Điệp cùng chồng Nguyễn Văn Trình (cũng bị khiếm thị) mở cơ sở xoa bóp, bấm huyệt “Bàn Tay Vàng” ở 286 Lê Duẩn (TP. Pleiku). Năm 2022, chị Điệp được Hội Người mù tỉnh cử đi tham dự Hội thi tay nghề tẩm quất, xoa bóp toàn quốc do Hội Người mù Việt Nam tổ chức tại TP. Đà Nẵng đã đạt giải nhất.

Chị Đoàn Thị Điệp xoa bóp, bấm huyệt cho khách. Ảnh: Đinh Yến

Chị Đoàn Thị Điệp xoa bóp, bấm huyệt cho khách. Ảnh: Đinh Yến

Chị Điệp sinh năm 1983 ở tỉnh Nam Định trong gia đình có 3 chị em. Chị mắc bệnh thoái hóa võng mạc bẩm sinh. Ngày còn nhỏ, đôi mắt của chị vẫn còn nhìn rõ nhưng khi học xong trung cấp ngành du lịch ở Trường Cao đẳng Nghiệp vụ du lịch Hà Nội vào năm 2004 thì mờ hẳn. Chị Điệp trải lòng: “Dù biết mắt của mình sẽ vĩnh viễn không thấy ánh sáng nhưng khi đối diện với thực tế, tôi hoàn toàn suy sụp. Lúc ấy, tôi buồn lắm, luôn nghĩ tương lai phía trước là một màn trời tối đen”.

Song “cánh cửa này khép lại thì cánh cửa khác mở ra”. Năm 2008, chị Điệp tìm đến Hội Người mù tỉnh Nam Định với hy vọng tìm việc làm. Đúng thời điểm đó, Hội kết nối được một tổ chức ở Hà Nội dạy chữ nổi và nghề xoa bóp, bấm huyệt miễn phí cho người khiếm thị, chị Điệp không ngần ngại đăng ký ngay và được nhận vào học. Sau 6 tháng, chị được một cơ sở xoa bóp, bấm huyệt ở Hà Nội nhận vào làm. Với kiến thức đã học, lại chăm chỉ, chịu khó, vừa làm vừa học hỏi thêm kinh nghiệm từ bạn bè, đồng nghiệp, tay nghề của chị Điệp ngày càng được nâng lên. Sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm, năm 2012 chị cùng chồng quyết định vào Gia Lai lập nghiệp; đồng thời mạnh dạn vay mượn vốn của gia đình, người thân, mở một cơ sở xoa bóp, bấm huyệt ở 286 Lê Duẩn. Nhờ tay nghề cao cũng như sự chăm sóc chu đáo, cơ sở của vợ chồng chị Điệp ngày càng thu hút nhiều khách.

Hiện cơ sở đang tạo việc làm cho 1 phụ nữ khiếm thị với thu nhập ổn định. Chị cũng tích cực tham gia hoạt động xã hội. Với vai trò là Ủy viên Thường vụ Hội Người mù tỉnh, chị Điệp luôn nhiệt tình trong công tác, quan tâm đời sống của những hội viên có cùng cảnh ngộ. Chị luôn lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, động viên, giúp đỡ hội viên tiếp cận tri thức, học nghề để cải thiện cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.

Chị Nguyễn Thị Phương Thảo là một trong những người khiếm thị được vợ chồng chị Điệp truyền nghề xoa bóp bấm huyệt đang làm tại cơ sở “Bàn Tay Vàng” chia sẻ: “Nhờ vợ chồng chị Điệp truyền dạy, tôi đã có công ăn việc làm. Hiện tôi có thu nhập mỗi tháng 3,5 triệu đồng, đỡ đần phần nào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, không phải phụ thuộc quá nhiều vào gia đình, người thân”.

Ông Nguyễn Văn Hùng-Chủ tịch Hội Người mù tỉnh-nhận xét: “Chị Đoàn Thị Điệp là một trong những cán bộ tiêu biểu của Hội Người mù tỉnh. Chị có tinh thần trách nhiệm, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, năng động, sáng tạo cũng như tích cực cùng Hội chăm lo đời sống, tạo việc làm cho hội viên. Những nỗ lực của chị trong cuộc sống và công việc đã tiếp thêm nghị lực cho những người khiếm thị vượt qua hoàn cảnh, hòa nhập cộng đồng”.

2- Năm 2007, anh Rcom Hoanh (SN 1980, tổ 4, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa) mất đi chân trái sau một lần bị tai nạn lao động. Những tưởng chàng trai ấy sẽ suy sụp, song bằng nghị lực, chàng trai trẻ vượt qua mọi khó khăn. Hàng ngày, ngoài công việc nương rẫy, cứ rảnh lúc nào là anh lại tập tạ, phóng lao, ném đĩa.

Anh Hoanh kể lại: Khi chưa bị tai nạn, tôi tham gia nhiều môn thể thao như: bóng bàn, cầu lông, đẩy tạ, phóng lao, ném đĩa. Tai nạn làm tôi bị mất 1 chân, sức khỏe suy giảm nên tôi không còn tham gia môn bóng bàn, cầu lông nữa. Hàng ngày, tôi dành thời gian 1-2 giờ để luyện tập các môn đẩy tạ, ném đĩa, phóng lao theo hạng thương tật. Những ngày đầu mới tập, cơ thể đau nhức khó chịu. Vì chân yếu nên tôi thường xuyên bị chấn thương. Khó khăn là vậy nhưng tôi vẫn tiếp tục tập luyện để có sức khỏe”.

Anh Rcom Hoanh vui mừng chiến thắng với huy chương vàng ở bộ môn phóng lao năm 2022. Ảnh: Nay Gôn

Anh Rcom Hoanh vui mừng chiến thắng với huy chương vàng ở bộ môn phóng lao năm 2022. Ảnh: Nay Gôn

Rồi một ngày năm 2013, anh Hoanh được cán bộ Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch mời tham gia các môn thể thao điền kinh. Từ đó, anh trở thành vận động viên điền kinh khuyết tật của tỉnh cho đến nay. Năm đầu tiên tham gia thi đấu giải thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc, anh đạt huy chương đồng ở bộ môn phóng lao. Những năm tiếp theo, thành tích của anh tiếp tục được nâng lên. Năm 2022, anh đoạt huy chương vàng ở bộ môn phóng lao; đẩy tạ xếp hạng nhất hạng cân 6,2 kg; ném đĩa 1,5 kg, đứng thứ nhì tại Giải vô địch điền kinh người khuyết tật toàn quốc tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Qua 11 năm thi đấu, anh Hoanh đã đóng góp cho thể thao khuyết tật tỉnh nhà hơn 40 tấm huy chương các loại.

Gặt hái được nhiều thành tích cho thể thao người khuyết tật tỉnh nhà, song lại ít người biết đến những câu chuyện phía sau ánh hào quang của vận động viên điền kinh Rcom Hoanh. Vinh quang có được của anh phải đánh đổi bằng rất nhiều giọt mồ hôi và nước mắt trên sân tập; đồng thời phải vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống gia đình để nuôi dưỡng đam mê. Người bình thường theo nghiệp thể thao đã khó, đối với người mất 1 chân như anh Hoanh càng khó khăn gấp bội lần. Hơn nữa, không có huấn luyện viên, anh Hoanh vừa là “thầy”, vừa là “trò” khi đều tự mình tìm hiểu, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kỹ thuật từ việc cọ xát ở những giải đấu.

Ông Nay Gôn-Chuyên viên phụ trách vận động viên khuyết tật (Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) cho hay: Từ năm 2013 đến nay, chưa có năm nào anh Hoanh vắng mặt ở Giải thể thao Người khuyết tật toàn quốc. Toàn tỉnh có 10 vận động viên tham gia thì có 8 vận động viên tham gia các môn điền kinh, trong đó anh Hoanh là người nổi trội nhất, năm nào cũng mang nhiều huy chương nhất về cho tỉnh.

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.