"Đặc sản" kiến vàng của người Jrai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Kiến vàng là món ăn yêu thích và có từ lâu đời trong văn hóa ẩm thực của người Jrai sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Để tìm bắt loại sản vật này, người dân phải mất nhiều thời gian và phải chịu được cảm giác đau khi bị kiến đốt.
Kiến vàng thường sống trên những lá cây và cuộn tròn lại với nhau làm thành tổ.Ảnh: R'Ô HOK
Kiến vàng thường sống trên những lá cây và cuộn tròn lại với nhau làm thành tổ.Ảnh: R'Ô HOK

Mới đây, chúng tôi có dịp theo chân một nhóm người Jrai ở xã Ia Dêr (huyện Ia Grai) săn tìm kiến vàng để làm các món ăn truyền thống. Để tìm bắt kiến vàng, nhóm người này mang theo dụng cụ là rựa, gùi...

Khi bước vào các lùm cây rậm rạp, nhóm người này vừa đi vừa đưa mắt ngó nghiêng quan sát lên các cành cây để tìm tổ kiến vàng. Sau khi phát hiện các tổ kiến, họ khéo léo chặt cành cây có tổ kiến bỏ vào gùi rồi rung lắc cho đàn kiến không bò ra ngoài.

Sau khi bỏ tổ kiến vào gùi phải lắc gùi liên tục cho đàn kiến chết cũng như không bò ra ngoài. Ảnh: R'Ô HOK
Sau khi bỏ tổ kiến vào gùi phải lắc gùi liên tục cho đàn kiến chết cũng như không bò ra ngoài. Ảnh: R'Ô HOK

Trò chuyện với chúng tôi, chị Puih H’Roan (làng Blang 3, xã Ia Dêr) cho biết, kiến vàng thường sống trong lá cây và cuộn tròn lại để làm tổ. Để bắt kiến vàng phải có kinh nghiệm, nhất là khi chặt những cành cây có tổ kiến phải nhẹ nhàng, khéo léo và không được rung nhằm hạn chế đàn kiến bò ra khỏi tổ, tránh bị đốt. Lấy xong tổ kiến, phải tiến hành nhặt bỏ dần cành, lá cây trước khi bỏ vào gùi. Sau đó, đem đổ vào thau nước sạch để lấy tạp chất.

Để bắt kiến vàng đòi hòi người bắt phải có sự khéo léo và cẩn thận bởi vì kiến vàng đốt rất đau. Ảnh: R'Ô HOK
Để bắt kiến vàng đòi hòi người bắt phải có sự khéo léo và cẩn thận bởi vì kiến vàng đốt rất đau. Ảnh: R'Ô HOK

Cũng theo chị H’Roan, muốn có kiến sạch, không ăn tạp chất thì phải tìm trong rẫy xa khu dân cư hoặc rừng. Kiến vàng được người Jrai chế biến rất nhiều món ăn. Trong đó, dân dã nhất phải kể đến là món gỏi đu đủ giã kiến vàng. Đây là món được nhiều người Jrai ưa thích vì dễ chế biến và kích thích vị giác. Để chế biến món này, kiến vàng đem làm sạch các tạp chất rồi mang đi giã cùng các loại gia vị như muối, ớt, bột ngọt.

Đối với đu đủ, nên chọn những quả đu đủ già, ửng vàng thì sẽ có vị ngọt hơn. Sau khi tìm đủ nguyên liệu trên thì công đoạn chế biến diễn ra khá đơn giản. Theo đó, đu đủ hái về gọt bỏ vỏ, dùng dao bằm vào phần thịt của quả rồi thái thành những lát mỏng và đem rửa sạch cho hết mủ. Tiếp đó, cho gia vị muối, bột ngọt, ớt, kiến vàng với lưu lượng phù hợp vào cối giã. Sau khi giã xong hỗn hợp nêu trên thì lần lượt cho từng nắm đủ đủ vào giã chung. Khi giã phải đều tay, sao cho các nguyên liệu trộn đều, hòa quyện vào nhau. Món đu đủ giã kiến vàng phải ăn ngay sau khi chế biến, vì để lâu đu đủ sẽ bị mất vị. Ngoài món đu đủ giã với kiến vàng, người Jrai còn chế biến nhiều món ăn khác như: canh chua kiến vàng, grin toi (gỏi chuối), muối kiến vàng…

Chị Puih H’Roan (bìa trái) cùng nhóm bạn đi bắt kiến vàng. Ảnh: R'Ô HOK
Chị Puih H’Roan (bìa trái) cùng nhóm bạn đi bắt kiến vàng. Ảnh: R'Ô HOK

Thời gian gần đây, muối kiến vàng trở thành một loại gia vị được nhiều người ưa chuộng. Loại gia vị này có vị chua, cay và ngon nhất khi chấm với thịt bò một nắng, gà nướng, cá suối nướng… Nhận thấy nhu cầu của khách hàng, một số người Jrai trên địa bàn tỉnh đã kinh doanh buôn bán các hủ muối kiến vàng.

Muối kiến vàng của chị Ksor H’Djom. Ảnh: Dom Hà

Muối kiến vàng của chị Ksor H’Djom. Ảnh: Dom Hà

Chị Ksor H’Djom (trú tại xã Ia Hdreh, huyện Krông Pa) chia sẻ: Năm 2019, tôi bắt đầu bán muối kiến vàng. Hàng tháng, tôi đặt mua từ 20-50 kg kiến vàng của người dân trên địa bàn xã rồi đem chế biến thành các hũ muối kiến vàng. Để tìm kiếm thị trường, tôi tận dụng mạng xã hội Facebook để quảng bá sản phẩm. Vì vậy, sản phẩm của tôi được nhiều người biết đến. Bình quân một tháng tôi bán hơn 60 hũ muối kiến vàng cho khách hàng trong và ngoài tỉnh. Mỗi hũ muối kiến vàng, tôi bán với giá 35.000 đồng, giúp gia đình có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.