Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Thời gian qua, tại một số tỉnh, thành trong cả nước đã xảy ra nhiều vụ học sinh bị ngộ độc thực phẩm do ăn thức ăn mua từ hàng quán vỉa hè, quầy bán hàng rong trước cổng trường. Thực trạng đó đã làm dấy lên những quan ngại về vấn đề an toàn thực phẩm từ loại hình kinh doanh này.

Mặc dù đã được nhà trường và ngành chức năng cảnh báo nhưng không ít phụ huynh, học sinh vẫn chọn sử dụng đồ ăn từ các quầy hàng rong trước cổng trường. Các loại bánh kẹo, quà vặt… đa dạng, nhiều màu sắc thường là món ăn yêu thích của nhiều em học sinh. Vào giờ ra chơi hoặc tan học, các em học sinh ra ngoài cổng trường mua các loại bánh, kẹo, bim bim… để ăn vặt mà không xem kỹ nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ.

Các hàng rong, hàng quán vỉa hè trước cổng trường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Ảnh: N.N

Các hàng rong, hàng quán vỉa hè trước cổng trường tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Ảnh: N.N

Chị Nguyễn Thị Phương (tổ 6, phường Hội Thương, TP. Pleiku) cho biết: “Những lúc bận đi làm sớm, tôi buộc phải cho cháu mua thức ăn sáng tại các hàng quán gần trường. Tôi mong những người buôn bán đừng vì lợi nhuận mà buôn bán những mặt hàng không đảm bảo chất lượng, vệ sinh, ảnh hưởng sức khỏe của các cháu”.

Cô Lê Thị Thu-Giáo viên Tổng phụ trách Đội trường Tiểu học Cù Chính Lan (TP. Pleiku) phản ánh: Trước cổng trường có rất nhiều xe hàng rong bán đồ ăn vặt. Dù nhà trường đã nhờ cơ quan chức năng, chính quyền địa phương chấn chỉnh, nhưng được một thời gian thì tình hình trở lại như cũ. Để đảm bảo an toàn thực phẩm đối với học sinh, hầu hết giáo viên bộ môn đều lồng ghép tuyên truyền về nội dung này trong các tiết dạy đạo đức, tự nhiên-xã hội hoặc hoạt động trải nghiệm.

Còn cô Phan Thị Hợp-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cù Chính Lan thì cho biết: “Nhà trường cũng khuyến cáo phụ huynh nên cho con ăn sáng ở nhà hoặc mua đồ ăn tại các hàng quán uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; không cho tiền để con em mua quà vặt trước cổng trường. Nhà trường có tổ chức bếp ăn bán trú đảm bảo an toàn thực phẩm.

Một số học sinh ăn sáng từ hàng rong trước cổng trường sau đó bị đau bụng và được đưa đến phòng y tế để nhân viên y tế chăm sóc. Tuy chưa có cháu nào phải nhập viện cấp cứu nhưng nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ hàng rong, hàng quán vỉa hè trước cổng trường luôn tiềm ẩn”.

Giáo viên Trường Tiểu học Cù Chính Lan (TP. Pleiku) thường xuyên lồng ghép tuyên truyền về ATTP đến các em học sinh. Ảnh: N.N

Giáo viên Trường Tiểu học Cù Chính Lan (TP. Pleiku) thường xuyên lồng ghép tuyên truyền về ATTP đến các em học sinh. Ảnh: N.N

Cùng chung nỗi lo, cô Đồng Thị Thanh Hải-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (TP. Pleiku) chia sẻ: Để nâng cao ý thức cho học sinh trong việc sử dụng thực phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn đối với sức khỏe, nhà trường thường xuyên tuyên truyền vấn đề này trong các buổi chào cờ đầu tuần, giờ sinh hoạt lớp.

Chúng tôi cũng đề nghị phụ huynh cho trẻ ăn sáng ở nhà để đảm bảo sức khỏe. Tuy vậy, một số học sinh và phụ huynh vẫn chưa chú trọng vấn đề này. Tình trạng học sinh mua và sử dụng thức ăn tại hàng quán vỉa hè, hàng rong trước cổng trường vẫn còn xảy ra.

Trao đổi với P.V, bà Nguyễn Ngọc Thanh Trang-Trưởng phòng Nghiệp vụ tổng hợp (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh) cho biết: Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước đã ghi nhận nhiều vụ ngộ độc thực phẩm hoặc các sự cố về an toàn thực phẩm xung quanh cổng trường. Gia Lai chưa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm trong học sinh do sử dụng thức ăn, quà vặt trước cổng trường. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn luôn hiện hữu.

“Thời gian qua, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã tham mưu Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đề ra các giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trước và trong trường học. Tuy nhiên, vấn đề này đòi hỏi cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa. Cùng với đó, UBND cấp xã cần chỉ đạo các đội trật tự quyết liệt loại bỏ hàng rong trước cổng trường học, xử lý nghiêm hành vi vi phạm”-bà Trang cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.