Cảnh giác với các cuộc gọi 'dọa' cắt nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thời gian gần đây, nhiều đối tượng xấu mạo danh nhân viên cấp nước gọi điện thoại lừa đảo, chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài sản. Người dân cần hết sức cảnh giác với số điện thoại lạ tự xưng “nhân viên cấp nước”, đặc biệt khi có yêu cầu cung cấp thông tin hoặc chuyển khoản qua đường link lạ.

Người dân thành phố Thủ Đức chia sẻ thông tin bị các số điện thoại lạ gọi "dọa" cắt nước trong những ngày gần đây. Ảnh chụp màn hình.
Người dân thành phố Thủ Đức chia sẻ thông tin bị các số điện thoại lạ gọi "dọa" cắt nước trong những ngày gần đây. Ảnh chụp màn hình.

Gọi điện thoại "đe doạ" cắt nước

Ba ngày trước, ông Đỗ Thành Sơn (ngụ phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) nhận cuộc gọi từ một số lạ, tự xưng là nhân viên công ty cấp nước yêu cầu ông lên trụ sở gấp để làm lại thủ tục, nếu không sẽ bị cắt nước ngay trong ngày. Cảm thấy nghi ngờ, ông Sơn đến trực tiếp Công ty Cấp nước Thủ Đức để hỏi thì mới vỡ lẽ: “Tôi được thông báo đó là số lừa đảo, công ty không hề gọi điện như vậy”.

Trường hợp của ông Sơn không phải cá biệt, chị L.T.Th. sống tại khu dân cư Khang Điền (thành phố Thủ Đức) cũng nhận được cuộc gọi lạ đe dọa cắt nước. Lo ngại bị lừa, chị đăng tải sự việc lên nhóm Zalo cư dân thì bất ngờ nhận được phản hồi từ nhiều người trong khu thông báo cũng nhận được cuộc gọi tương tự. Không yên tâm, chị Th. tìm đến Công ty Cấp nước Thủ Đức để xác minh và được nhân viên ở đây xác nhận rằng, công ty không hề gọi điện hay yêu cầu khách hàng đăng ký lại bất kỳ thủ tục gì qua điện thoại và đề nghị người dân cảnh giác trước các cuộc gọi như thế.

Trước tình trạng này, ông Nguyễn Thanh Sử, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) cảnh báo, các đối tượng đang lợi dụng sự chuyển đổi số của ngành cấp nước để dàn dựng các kịch bản lừa đảo công nghệ cao. “Chúng giả làm nhân viên cấp nước, yêu cầu người dân bấm vào link lạ để đăng ký lại định mức sử dụng, ký hợp đồng điện tử hoặc thanh toán tiền nước qua app giả mạo. Mục tiêu là đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản”, ông Sử cho biết.

Tương tự, ông Nguyễn Minh Hải, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần cấp nước Trung An cũng cho biết, vừa qua, đơn vị đã ghi nhận nhiều phản ánh của khách hàng về tình trạng bị lừa qua hình thức tương tự. Các đối tượng thường yêu cầu người dân kết bạn Zalo, chuyển khoản một số tiền nhỏ để tạo lòng tin. Sau đó, chúng sẽ gửi các mã QR, đường link hoặc hướng dẫn chụp màn hình “chứng minh” giao dịch, nhằm chiếm quyền kiểm soát thông tin và thực hiện các hành vi chiếm đoạt lớn hơn.

“Chúng tôi đã làm việc với chính quyền địa phương và cũng đã nhờ hỗ trợ phổ biến đến từng tổ dân phố để người dân cảnh giác trước các cuộc gọi bất thường. Ngoài ra, mọi cuộc gọi từ chúng tôi đều dùng số điện thoại định danh đã đăng ký với nhà mạng. Khi có vấn đề liên quan đến dịch vụ cấp nước, nhân viên của công ty sẽ đến tận nơi để làm việc trực tiếp”, ông Nguyễn Minh Hải nói.

Nâng cao ý thức cảnh giác

Hiện nay, các doanh nghiệp cấp nước tại TP Hồ Chí Minh đang trong quá trình tăng tốc chuyển đổi số, điển hình như việc ra mắt ứng dụng SAWACO CSKH với khẩu hiệu “Một nền tảng, đa tiện ích”. Đây là kênh duy nhất dùng chung cho toàn bộ khách hàng sử dụng nước trên địa bàn TP Hồ Chí Minh (trừ huyện Củ Chi). Tuy nhiên, lợi dụng sự ra đời của ứng dụng này, nhiều đối tượng đã tạo các phần mềm giả mạo, gửi đường link chứa virus hoặc phần mềm gián điệp, dụ người dân cung cấp mã OTP, hình ảnh CCCD hoặc thông tin tài khoản ngân hàng.

Ông Nguyễn Thanh Sử cho biết, đơn vị không bao giờ gọi điện để yêu cầu khách hàng chuyển tiền, cung cấp mã OTP hay thông tin cá nhân qua mạng; càng không có chuyện gửi link yêu cầu tải app hay ký hợp đồng điện tử qua Zalo. Ngoài ra, để tránh trở thành nạn nhân, khách hàng được khuyến cáo chỉ nên giao dịch qua ứng dụng chính thức SAWACO CSKH, website của công ty hoặc các điểm giao dịch trực tiếp. Ứng dụng này không chỉ cung cấp thông tin chính xác về hóa đơn, lịch cúp nước, thanh toán online mà còn có chức năng phản ánh sự cố và tra cứu hợp đồng dễ dàng. Ngoài ra, SAWACO cũng duy trì tổng đài chăm sóc khách hàng để hỗ trợ người dân mọi lúc.

Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã phát đi cảnh báo để người dân không bị lừa đảo qua điện thoại.
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã phát đi cảnh báo để người dân không bị lừa đảo qua điện thoại.

Trong bối cảnh các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi và khó lường, việc nâng cao nhận thức cộng đồng là yếu tố then chốt để bảo vệ người dân. Hiện nay, SAWACO cùng các đơn vị cấp nước trên địa bàn đã chủ động tuyên truyền, tổ chức các buổi hướng dẫn cài đặt ứng dụng, phát tờ rơi cảnh báo tại các điểm giao dịch; phối hợp cùng chính quyền địa phương truyền thông trong cộng đồng dân cư.

Ngoài ra, SAWACO cũng kêu gọi người dân chủ động chia sẻ những thông tin cảnh báo đến người thân, bạn bè, đặc biệt là người lớn tuổi, ít sử dụng công nghệ. Các dấu hiệu cảnh báo lừa đảo phổ biến bao gồm: số lạ tự xưng là nhân viên cấp nước, yêu cầu cung cấp thông tin nhạy cảm; gửi đường link yêu cầu thanh toán; thông báo nợ bất ngờ và yêu cầu chuyển khoản vào tài khoản lạ.

Ngoài ra, các chuyên gia an ninh mạng cũng đưa ra khuyến cáo, tuyệt đối không truy cập các đường dẫn lạ, không cung cấp mã OTP hoặc thông tin ngân hàng cho bất kỳ ai qua điện thoại. Trường hợp nhận được thông tin nghi ngờ, người dân nên liên hệ trực tiếp với đơn vị cấp nước nơi mình cư trú hoặc gọi đến tổng đài chính thức để xác minh.

Việc phát triển công nghệ trong ngành cấp nước mang lại nhiều lợi ích về mặt tiện ích và quản lý nhưng cũng kéo theo những nguy cơ mới nếu người dân không trang bị đủ kiến thức để tự bảo vệ mình. Khi ý thức cảnh giác trở thành “lá chắn” đầu tiên, người dân sẽ là nhân tố chủ động chống lại các hành vi trục lợi qua không gian số.

Theo Hoàng Tuyết(Báo Tin tức)

Có thể bạn quan tâm

Nguy cơ tai nạn giao thông từ cầu tạm trên quốc lộ 25

Nguy cơ tai nạn giao thông từ cầu tạm trên quốc lộ 25

(GLO)- Trong quá trình sửa chữa cầu Sông Bờ (phường Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) trên quốc lộ 25, đơn vị thi công đã xây dựng cây cầu tạm bên cạnh. Tuy nhiên, cây cầu tạm này lại có thiết kế dải phân cách khá kỳ lạ, giống như một chiếc “bẫy”, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

null