Cảnh báo số ca tử vong vì ung thư ở nam giới tăng gần 100% vào năm 2050

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo các nhà nghiên cứu từ Australia, số ca tử vong vì ung thư ở nam giới sẽ tăng từ 5,4 triệu vào năm 2022 lên 10,5 triệu vào năm 2050, tương ứng mức tăng 93%.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Ảnh minh họa. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Số ca mắc và tử vong do ung thư ở nam giới sẽ tăng mạnh từ nay đến năm 2050, đặc biệt là ở nhóm từ 65 tuổi trở lên. Đây là kết quả nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí khoa học Cancer ngày 12/8.

Các nhà nghiên cứu từ Australia đã phân tích dữ liệu số ca mắc và tử vong do 30 loại bệnh ung thư ở 185 quốc gia và vùng lãnh thổ vào năm 2022 để đưa ra dự báo.

Ước tính tổng số ca mắc ung thư ở nam giới sẽ tăng từ 10,3 triệu ca vào năm 2022 lên 19 triệu ca vào năm 2050, tức là tăng 84%.

Số ca tử vong do ung thư sẽ tăng từ 5,4 triệu ca vào năm 2022 lên 10,5 triệu ca vào năm 2050, tương ứng mức tăng 93%. Số ca tử vong ở nam giới từ 65 tuổi trở lên thậm chí có thể sẽ tăng 117%.

Nghiên cứu dự báo số ca tử vong do ung thư ở nam giới tăng mạnh hơn ở các quốc gia có thu nhập và tuổi thọ thấp hơn.

Cụ thể, trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2050, tại châu Phi và Đông Địa Trung Hải, số ca mắc và tử vong vì ung thư sẽ tăng gấp 2,5 lần. Trong khi đó, mức tăng ở châu Âu vào khoảng 0,5 lần.

Nam giới có nguy cơ tử vong do ung thư cao hơn nữ giới do có nhiều thói quen như hút thuốc lá, uống rượu - những yếu tố nguy cơ gây ung thư, cũng như khả năng tiếp xúc với chất gây ung thư tại nơi làm việc cao hơn, trong khi tiếp cận các chương trình sàng lọc ung thư ít hơn.

Giống như năm 2022, ung thư phổi được dự đoán là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư và tử vong do ung thư ở nam giới vào năm 2050.

Các loại ung thư có mức gia tăng dự kiến cao nhất ở nam giới vào năm 2050 là u trung biểu mô (về số ca mắc) và ung thư tuyến tiền liệt (về số ca tử vong).

Các nhà nghiên cứu cho rằng cần đảm bảo cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận y tế tốt hơn, trong đó có việc đảm bảo lực lượng lao động phù hợp trong lĩnh vực y tế để cải thiện kết quả điều trị ung thư và chuẩn bị cho sự gia tăng các ca bệnh vào năm 2050.

Việc mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế toàn dân trên toàn thế giới có thể củng cố "các lựa chọn chăm sóc ung thư cơ bản," đồng thời lưu ý rằng các quốc gia thu nhập thấp thường có kết quả điều trị ung thư kém và phạm vi bảo hiểm y tế toàn dân thấp.

Đầu năm nay, một báo cáo nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Mỹ cũng đã chỉ ra rằng dân số tăng và già hóa là những nguyên nhân chính làm tăng gánh nặng ung thư trên thế giới.

Dân số toàn cầu đạt khoảng 8 tỷ người vào năm 2022 và dự kiến sẽ tăng lên 9,7 tỷ người vào năm 2050.

Theo Lê Ánh (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.