Cảnh báo siêu vi khuẩn kháng thuốc có thể giết chết hơn 39 triệu người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nghiên cứu mới của Dự án Nghiên cứu toàn cầu về kháng kháng sinh (GRAM) được đăng trên chuyên san khoa học Lancet cảnh báo các loại siêu vi khuẩn sẽ giết chết hơn 39 triệu người trước năm 2050, trong đó những người lớn tuổi đối diện nguy cơ đặc biệt cao.

Tờ The Guardian ngày 16.9 dẫn kết quả nghiên cứu cho biết đến giữa thế kỷ 21, dự báo sẽ có 1,91 triệu người chết mỗi năm trên toàn cầu do nguyên nhân trực tiếp là kháng kháng sinh (AMR). Khi đó, các siêu vi khuẩn sẽ tiến hóa đến mức các loại thuốc thường dùng để điều trị không còn hiệu nghiệm nữa.

Bác sĩ chuẩn bị thực khuẩn thể tại bệnh viện ở Lyon (Pháp). Thực khuẩn thể - virus ký sinh trên vi khuẩn - có thể là cách để chống vi khuẩn kháng kháng sinh. ẢNH: AFP

Bác sĩ chuẩn bị thực khuẩn thể tại bệnh viện ở Lyon (Pháp). Thực khuẩn thể - virus ký sinh trên vi khuẩn - có thể là cách để chống vi khuẩn kháng kháng sinh. ẢNH: AFP

Những khu vực được dự báo có số ca tử vong nhiều nhất là các nước Nam Á như Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, một số vùng khác tại Nam và Đông Á, châu Phi cận Sahara.

Con số người chết do kháng kháng sinh của năm 2021 là 1,14 triệu người. Theo nghiên cứu, AMR sẽ đóng một vai trò nhất định trong cái chết của 8,2 triệu người hằng năm trong cùng thời gian trên, tăng lên từ mức 4,71 triệu người hồi năm 2021.

Nghiên cứu cho thấy sự suy giảm đáng kinh ngạc của số lượng người chết do AMR dưới 5 tuổi, giảm từ 488.000 ca xuống còn 193.000 ca trong giai đoạn 1990-2022. Đến năm 2050, con số sẽ tiếp tục giảm còn một nửa.

Nghiên cứu kháng sinh mới có thể cứu hàng triệu người

Trong khi đó, số lượng tử vong đang tăng lên trong các nhóm tuổi khác. Đặc biệt số lượng tử vong trong nhóm người từ 70 tuổi trở lên đã tăng 80% trong 3 thập niên qua và dự kiến sẽ tăng 146% đến năm 2050 lên 1,3 triệu ca.

Tiến sĩ Tomislav Mestrovic thuộc Đại học phương Bắc tại Croatia và cũng là phó giáo sư tại Viện Số liệu sức khỏe (IHME) thuộc Đại học Washington (Mỹ) cho rằng xu hướng trên phản ánh sự già hóa dân số nhanh chóng khi người lớn tuổi dễ bị tổn thương hơn nếu bị nhiễm bệnh.

Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Mohsen Naghavi tại IHME cho biết thuốc kháng sinh là một trong những nền tảng của chăm sóc sức khỏe hiện đại và việc kháng kháng sinh ngày càng tăng là nguyên nhân lớn gây lo ngại.

Đây được cho là nghiên cứu toàn cầu đầu tiên về xu hướng AMR trong nhiều năm. Hơn 500 nhà nghiên cứu từ các tổ chức trên thế giới đã sử dụng dữ liệu từ 204 quốc gia và vùng lãnh thổ để đưa ra ước tính tử vong từ năm 1990-2021 và dự báo đến năm 2050.

Họ còn phát hiện rằng hàng triệu ca tử vong trên toàn cầu có thể được ngăn chặn thông qua phòng tránh lây nhiễm tốt hơn, cải thiện tiếp cận chăm sóc sức khỏe và tạo ra các loại kháng sinh mới.

Theo Vi Trân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.