Căng thẳng Mỹ - Iran ảnh hưởng đến nền kinh tế VN như thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Giới chuyên gia đánh giá, diễn biến căng thẳng giữa Mỹ và Iran là hết sức đáng lo ngại, kinh tế thế giới được dự đoán sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bên cạnh giá vàng, nhiều lĩnh vực khác cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là giá dầu và nguy cơ chao đảo hệ thống tài chính. Riêng với Việt Nam, khi diễn biến giá dầu thế giới biến động, có thể sẽ ảnh hưởng đến tất cả các chỉ số kinh tế vĩ mô…
 
CPI trong nước có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu căng thẳng Mỹ - Iran leo thang (Ảnh: IT)
Mở phiên giao dịch hôm nay 9/1, trên thị trường thế giới, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tại New York giao tháng 2/2020 đã giảm 3,09 USD xuống 59,61 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tại London giao tháng 3/2020 giảm 2,83 USD xuống 65,44 USD/thùng. Đây là một tín hiệu tích cực phản ánh tình hình căng thẳng khu vực Trung Đông có dấu hiệu hạ nhiệt, tất nhiên một phần cũng là do tồn kho tại Mỹ tăng, khiến giá dầu “bốc hơi” 4% như trên. Tuy nhiên, giới chuyên gia tiếp tục cảnh báo nên theo sát tình hình Trung Đông.
Giai đoạn vài tuần tới sẽ là “thời điểm quan trọng” để quan sát xem liệu những sự kiện địa chính trị đơn lẻ tiếp theo có tiếp tục dẫn đến đà tăng giá dầu đột biến không, hay liệu những đáp trả của Iran và phản ứng của Mỹ có đẩy thị trường hàng hóa vào một chuỗi biến động trong dài hạn hay không?.
Theo một chuyên gia phân tích từ Công ty CP Chứng khoán SSI, nếu diễn biến giữa hai nước căng thẳng và phức tạp hơn, các cơ quan quản lý Việt Nam phải theo dõi chặt chẽ biến động trên thị trường để có những điều chỉnh thích hợp, tránh bị động trong mọi tình huống. “Tác động từ căng thẳng không chỉ ở vòng ngoài là giá dầu mà còn ảnh hưởng đến hàng loạt sản phẩm khác như phân bón, sản phẩm của ngành năng lượng, thậm chí cả tiền tệ và tỉ giá… Cơ quan có nhiệm vụ quan trọng trong việc theo dõi và tham mưu ứng phó kịp thời chính là Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước”, vị này nói.
Ở tầm vĩ mô, chuyên gia này nhìn nhận căng thẳng tại Trung Đông không ảnh hưởng trực tiếp đến những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như Mỹ, Trung Quốc, nên nhiều khả năng mục tiêu xuất khẩu trong năm 2020 sẽ hoàn thành. Như vậy, việc phải điều chỉnh các chỉ tiêu vĩ mô có thể chưa cần nghĩ đến bởi xuất khẩu là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế vẫn có khả năng giữ được phong độ ổn định.
“Tuy nhiên, trong bối cảnh leo thang căng thẳng, Việt Nam cũng phải chuẩn bị tinh thần trước nguy cơ đường vận tải qua Trung Đông bị đình trệ, giao thương với khu vực này và qua khu vực này đến các thị trường khác cũng bị ảnh hưởng”, vị này bổ sung thêm.
Trong khi đó, TS Bùi Quang Tín, chuyên gia tài chính, thì khẳng định: “Nếu Mỹ - Iran tiếp tục căng thẳng, sẽ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu chứ không chỉ riêng gì Việt Nam. Iran chủ yếu sống nhờ mỏ dầu, khi trữ lượng dầu có vấn đề thì giá dầu sẽ bị đẩy tăng lên khiến kinh phí các nước sẽ xảy ra vấn đề. Ngay tại Việt Nam, phần lớn các nguồn sản xuất kinh doanh đều phụ thuộc vào dầu, dầu là nguyên liệu chủ yếu nên khi tăng lên sẽ làm cho giá cả hàng hóa, các mặt hàng đều tăng. Khi giá cả hàng hóa tăng thì chắc chắn lạm phát tăng, lãi suất tăng, xuất nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Nói chung là tất cả các chỉ số vĩ mô đều sẽ bị ảnh hưởng”.
Còn theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, tại một hội thảo do Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM tổ chức mới đây, đã nhấn mạnh: Vấn đề là chưa thể xác định được mức độ leo thang căng thẳng của Mỹ và Iran sẽ đến đâu. Do đó, sẽ có nhiều yếu tố bất định, khó lường ảnh hưởng xấu đến kinh tế Việt Nam.
"Giá dầu bị tác động đầu tiên và trực tiếp nhưng cũng rất khó đoán diễn biến tiếp theo. Tuy nhiên, nhìn chung, thị trường đang diễn biến theo chiều hướng xấu và với một quốc gia có độ mở cửa nền kinh tế lớn như Việt Nam thì tác động lại càng lớn. Nên nhớ, tăng trưởng GDP của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, đầu tư và kinh tế chung của thế giới. Khi tăng trưởng của thế giới đang giảm tốc, cộng với tác động từ những bất ổn chính trị, rõ ràng nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì các mục tiêu tăng trưởng, lạm phát sẽ là áp lực nặng nề với Chính phủ”, TS. Võ Trí Thành, nhận xét.
Quốc Hải (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Ford Mustang: Mẫu Coupe thể thao bán chạy nhất toàn cầu có giá từ 3,18 tỷ đồng

Ford Mustang: Mẫu Coupe thể thao bán chạy nhất toàn cầu có giá từ 3,18 tỷ đồng

(GLO)- Ford Mustang 2024 là một trong những mẫu xe thể thao đáng chú ý nhất hiện nay với thiết kế cơ bắp, hiệu suất ấn tượng và loạt trang bị tiện nghi hiện đại. Dòng xe này không chỉ đáp ứng nhu cầu vận hành mạnh mẽ mà còn thu hút người dùng nhờ vẻ ngoài hầm hố, đậm chất thể thao.

Honda Transalp: Mẫu adventure tầm trung với sức mạnh vượt trội có giá 309 triệu đồng

Honda Transalp: Mẫu adventure tầm trung với sức mạnh vượt trội có giá 309 triệu đồng

(GLO)- Honda Transalp đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng của dòng xe adventure tầm trung, mang đến trải nghiệm lái mạnh mẽ và ổn định. Với động cơ vượt trội và các công nghệ hỗ trợ tiên tiến, Transalp không chỉ phù hợp cho hành trình dài mà còn lý tưởng cho những chuyến phiêu lưu khám phá.

Honda SH 350i 2025: Xe đẳng cấp tiện nghi cho đô thị có giá trên 151 triệu đồng

Honda SH 350i 2025: Xe đẳng cấp tiện nghi cho đô thị có giá trên 151 triệu đồng

(GLO)- Honda SH 350i 2025 mang đến một diện mạo hiện đại và sang trọng, đáp ứng hoàn hảo nhu cầu di chuyển trong thành phố. Nhờ kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và động cơ mạnh mẽ, phiên bản mới nhất này khẳng định vị thế trong dòng xe tay ga cao cấp với giá trên 151 triệu đồng.

MG ZS 2021: Trải nghiệm mẫu xe gầm cao giá rẻ, trên 595 triệu đồng

MG ZS 2021: Trải nghiệm mẫu xe gầm cao giá rẻ, trên 595 triệu đồng

(GLO)- ZS 2021 là mẫu SUV cỡ nhỏ đến từ thương hiệu MG nổi tiếng của Anh quốc. Với thiết kế hiện đại, trang bị tiện nghi đầy đủ và mức giá hợp lý, MG ZS 2021 là lựa chọn lý tưởng cho những ai tìm kiếm một chiếc SUV nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển trong đô thị với mức giá trên 595 triệu đồng.