Campuchia đang bán lượng khổng lồ một loại hạt sang Việt Nam, là hạt gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

11 tháng năm 2021, Campuchia là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 sang Việt Nam, chỉ sau Mỹ, với kim ngạch lên tới 3,3 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Campuchia mặt hàng điều, chiếm 61,7% kim ngạch nhập khẩu.

Việt Nam mua lượng khổng lồ hạt điều từ Campuchia

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, 11 tháng năm 2021, Campuchia là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 sang Việt Nam, chỉ sau Mỹ.

Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam trong 11 tháng năm 2021 ước khoảng 39,2 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2020.

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông sản sang Việt Nam lớn nhất đạt gần 3,5 tỷ USD, chiếm 8,9% thị phần; tiếp theo là Campuchia đạt khoảng 3,3 tỷ USD, chiếm 8,5%, trong đó mặt hàng điều chiếm gần 61,7%.

Thực tế, dù là ngành hàng đem lại giá trị xuất khẩu tỷ đô nhưng Việt Nam  chỉ chủ động được khoảng 20% nguyên liệu điều cho các nhà máy chế biến, còn lại phải nhập từ châu Phi và mới đây là Campuchia.

Báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, khoảng 90% sản lượng hạt điều của châu Phi được xuất khẩu, chủ yếu sang Việt Nam và Ấn Độ.

Tại một hội nghị bàn giải pháp sản xuất vụ đông xuân 2021 - 2022 được Bộ NNPTNT tổ chức mới đây, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) thông tin, tổng diện tích điều niên vụ 2019 - 2020 của cả nước 302.500ha, tăng 5.300 ha; năng suất bình quân 12,1 tạ/ha; sản lượng khoảng 339.800 tấn.

Trong khi đó, mỗi năm Việt Nam cần nhập khẩu khoảng 1,4 triệu tấn điều thô phục vụ chế biến.

Hiện, quỹ đất dành cho các loại cây trồng về cơ bản đã ổn định, trong khi so về hiệu quả kinh tế, cây điều đang kém cạnh tranh so với các cây trồng khác nên việc mở rộng diện tích là khó khả thi.

 

Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Campuchia mặt hàng điều, chiếm 61,7% kim ngạch nhập khẩu. Trong ảnh: Chế biến hạt điều tại một doanh nghiệp của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Báo BRVT.
Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Campuchia mặt hàng điều, chiếm 61,7% kim ngạch nhập khẩu. Trong ảnh: Chế biến hạt điều tại một doanh nghiệp của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Báo BRVT.


Nhập điều thô từ Campuchia, châu Phi về chế biến, Việt Nam bán có Mỹ, Đức, Trung Quốc,... thu 3,3 tỷ USD

Dù tác động của dịch Covid-19 nhưng xuất khẩu điều của Việt Nam vẫn tăng trưởng rất khả quan.

Ước tính, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam tháng 11/2021 đạt 50.000 tấn, trị giá 326 triệu USD. Tính chung 11 tháng năm 2021, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ước đạt 531.000 tấn, trị giá 3,34 tỷ USD, tăng 14,3% về lượng và tăng 14,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, giá xuất khẩu điều bình quân của Việt Nam trong tháng 11/2021 đạt 6.528 USD/ tấn, tăng 6,4% so với tháng 11/2020.

Tính chung 11 tháng năm 2021, giá xuất khẩu điều bình quân của Việt Nam ước đạt 6.290 USD/tấn, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Điều đáng ghi nhận là, trong năm 2021, ngoài việc tập trung xuất khẩu chủng loại hạt điều chính W320 và W240, ngành điều Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều có giá trị cao như hạt điều W180.

Hạt điều W180 là chủng loại hạt điều có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 10 tháng năm 2021, tăng 43,4% về lượng và tăng 56% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt xấp xỉ 15.000 tấn, trị giá 127 triệu USD.

Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ lực hạt điều W180, lượng đạt 7.740 tấn, trị giá 61,21 triệu USD.

Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 86,05% trong 10 tháng năm 2020 lên 89,06% trong 10 tháng năm 2021.

Ngoài Trung Quốc, nhiều nước EU cũng tăng nhập khẩu điều từ Việt Nam, trong đó có Đức. Hiện, Đức là thị trường nhập khẩu hạt điều lớn nhất ở Liên minh châu Âu (EU).

9 tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến Đức giảm nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam, tuy nhiên tốc độ giảm nhập khẩu từ Việt Nam vẫn thấp hơn so với mức giảm nhập khẩu từ các thị trường Ấn Độ và Hà Lan.

Cụ thể, 9 tháng năm 2021, Đức nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam 28.230 tấn hạt điều, trị giá 201,21 triệu USD, giúp thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Đức tăng từ 57,51% trong 9 tháng đầu năm 2020 lên 62,46% trong 9 tháng đầu năm 2021.

Cục Xuất nhập khẩu đánh giá, Việt Nam vẫn là nguồn cung hạt điều số 1 tại thị trường Đức nhờ nguồn cung ổn định và chất lượng đảm bảo.

"Triển vọng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang thị trường Đức sẽ khả quan trong năm 2022 nhờ lợi thế về EVFTA. Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu hạt điều của Đức tăng sẽ tác động tích cực lên ngành điều Việt Nam. Theo thông tin từ https://www.mordorintelligence.com, nhu cầu tiêu thụ hạt điều của Đức sẽ tăng trưởng bình quân 4,1% trong giai đoạn 2020 – 2025" - Cục Xuất nhập khẩu dự báo.

https://danviet.vn/campuchia-dang-ban-luong-khong-lo-mot-loai-hat-sang-viet-nam-la-hat-gi-20211207161709332.htm
 

Theo K.Nguyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.