Các trường đại học, cao đẳng chia sẻ kinh nghiệm tuyển sinh, truyền thông và xây dựng thương hiệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Hiệp hội Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam vừa tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tuyển sinh, truyền thông và xây dựng thương hiệu giữa các trường thành viên thuộc Hiệp hội vào ngày 2-8 thông qua hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Tham dự hội thảo có PGS. TS. Phạm Tiết Khánh-Chủ tịch Hiệp hội Cao đẳng Cộng đồng Việt Nam; Ths. Phạm Văn Điều-Phó Chủ tịch Hiệp hội, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Gia Lai và hơn 100 đại biểu là lãnh đạo, đại diện các phòng ban phụ trách công tác tuyển sinh, truyền thông, cán bộ phụ trách hợp tác quốc tế, xúc tiến dự án, cán bộ quản lý, nhà giáo đến từ 20 trường đại học, cao đẳng, trung cấp thành viên trực thuộc Hiệp hội.

Quang cảnh hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tuyển sinh, truyền thông và quảng bá thương hiệu. Ảnh: Trần Tuấn
Quang cảnh hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tuyển sinh, truyền thông và quảng bá thương hiệu. Ảnh: Trần Tuấn

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung chia sẻ kinh nghiệm cũng như nêu lên những khó khăn, vướng mắc của đơn vị mình trong công tác tuyển sinh, truyền thông và xây dựng thương hiệu. Cùng với đó, bàn giải pháp kết nối mở rộng hoạt động tuyển sinh, liên kết giữa các đơn vị thành viên Hiệp hội; xây dựng mạng lưới cán bộ hợp tác quốc tế của các đơn vị thành viên; phát triển thương hiệu của nhà trường với các đối tác quốc tế và hợp tác thực hiện xúc tiến dự án…

Chiều cùng ngày, các đại biểu tiếp tục tham dự chương trình tập huấn về bộ công cụ tự đánh giá năng lực chuyển đổi số do dự án SOAR (DX-VN) phát triển cho tất cả các lãnh đạo cấp trường, cấp phòng, giảng viên, nhân viên của các trường đại học, cao đẳng.

Khi sử dụng công cụ này, các trường có thể hiểu rõ năng lực, thế mạnh chuyển đổi số hiện tại của trường và các lĩnh vực cần cải thiện; lập kế hoạch chiến lược; so sánh mức độ chuyển đổi số của trường mình với các trường khác; tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực bằng cách tập trung vào các lĩnh vực có tác động mạnh nhất đến sự trưởng thành số.

Có thể bạn quan tâm

Anh em sinh đôi, người là thủ khoa, người xuất sắc

Anh em sinh đôi, người là thủ khoa, người xuất sắc

Những năm trước, anh em sinh đôi này đều xuất sắc giành học bổng, được chi trả toàn bộ chi phí học tập lẫn sinh hoạt từ bậc đại học đến tiến sĩ. Mới đây, khi hoàn thành chương trình ĐH, họ cùng nhau tốt nghiệp loại xuất sắc, trong đó người em là thủ khoa đầu ra.
Cầu truyền hình trực tiếp “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24 được tổ chức tại Quảng trường Đại đoàn kết TP. Pleiku

Cầu truyền hình trực tiếp “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24 được tổ chức tại Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Trong 2 ngày 10 và 11-9, đoàn công tác Ban Sản xuất các chương trình giải trí (VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam) đã đến TP. Pleiku để khảo sát địa điểm chuẩn bị truyền hình trực tiếp chương trình chung kết “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24 tại tỉnh Gia Lai, dự kiến diễn ra ngày 13-10-2024.
Trao tặng 2 “Phòng tin học cho em” tại Krông Pa

Trao tặng 2 “Phòng tin học cho em” tại Krông Pa

(GLO)- Sáng 10-9, Trung tâm tình nguyện quốc gia (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp với Huyện đoàn Krông Pa, Câu lạc bộ Gia Lai Yêu thương trao tặng 2 “Phòng tin học cho em” tại Trường Tiểu học Chư Ngọc (xã Chư Ngọc) và Trường THCS Lương Thế Vinh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) có sự tham gia của không ít thầy-cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt và lan tỏa tình yêu con chữ.