Bộ Y tế kiểm tra, giám sát công tác phòng-chống dịch sởi tại Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 25-3, tại TP. Pleiku, Đoàn công tác số 5 của Bộ Y tế do ông Võ Hải Sơn-Phó Cục trưởng Cục Phòng bệnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Y tế Gia Lai nhằm kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, chỉ đạo công tác phòng-chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi.

Thành phần đoàn công tác có đại diện các phòng chuyên môn Cục Phòng bệnh, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên. Về phía tỉnh Gia Lai, tham dự buổi làm việc có ông Đinh Hà Nam-Phó Giám đốc Sở Y tế, bà Ksor Hiền-Phó Giám đốc Sở Y tế, đại diện các phòng chuyên môn trực thuộc Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Bệnh viện Nhi Gia Lai.

z6440932918796-2efd75c5faf00e79d9216829c81af0d5.jpg
Ông Võ Hải Sơn-Phó Cục trưởng Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Như Nguyện

Theo Sở Y tế tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 20-3, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 2.027 ca sốt phát ban nghi sởi ở 17 huyện, thị xã, thành phố (trong đó có 173 ca dương tính xác định phòng xét nghiệm). Các địa phương ghi nhận số ca sốt phát ban nghi sởi cao là Chư Sê với 467 ca, Krông Pa 263 ca, Đak Đoa 269 ca; hiện chưa ghi nhận ca tử vong do sởi.

Trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm có nguy cơ cao, nhất là trẻ chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ. Đặc biệt, ghi nhận ca bệnh ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi chưa đến độ tuổi tiêm chủng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Người lớn cũng có thể mắc bệnh nếu chưa từng tiêm phòng hoặc chưa có miễn dịch.

Số ca sốt phát ban nghi sởi không tiêm vắc xin chiếm tỷ lệ cao với 40%, tiêm 1 mũi chiếm 11% và tiêm 2 mũi là 20%. Ngoài ra, còn có số ca bệnh chưa đến độ tuổi tiêm chủng với tỷ lệ 13%.

z6440932838799-46641b77709cf1b41eeafb25756cb21c.jpg
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Như Nguyện

Trong năm 2024, tỉnh Gia Lai đã tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng- chống dịch sởi với tỷ lệ tiêm chủng cho đối tượng nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám chữa bệnh đạt 98,3%; tỷ lệ tiêm chủng cho đối tượng từ 1-5 tuổi của toàn tỉnh đạt 95,3%, đạt chỉ tiêu theo Kế hoạch đề ra từ 95% trên toàn tỉnh.

Hiện Gia Lai đang khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi năm 2025, phấn đấu hoàn thành vào ngày 31-3-2025. Mục tiêu cụ thể của chiến dịch phấn đấu có 95% trẻ thuộc đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm hoặc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định được tiêm 1 mũi vắc xin chứa thành phần sởi và đảm bảo an toàn tiêm chủng theo quy định.

Tại buổi làm việc, Đoàn công tác đã phân tích, hướng dẫn một số công tác tỉnh Gia Lai cần tập trung trong công tác phòng-chống dịch sởi, nhất là việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống bệnh sởi nhằm đạt mục tiêu chiến dịch đề ra; vấn đề thu dung, điều trị, phòng-chống lây nhiễm chéo tại các cơ sở điều trị. Về phía tỉnh Gia Lai, tỉnh cũng nêu một số khó khăn, vướng mắc trong triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin và đề xuất hỗ trợ cho Gia Lai trong công tác phòng-chống dịch sởi.

z6439522320424-7e1439fbc740d871b67e26eca179f1df.jpg
Đoàn công tác Bộ Y tế kiểm tra việc tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng-chống bệnh Sởi tại Trường Tiểu học Chu Văn An (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện). Ảnh: Như Nguyện

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Võ Hải Sơn-Phó Cục trưởng Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh: Dịch sởi hiện đang diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến ngày 20-3-2025, cả nước ghi nhận trên 42.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Bệnh sởi lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp, 90% người chưa có miễn dịch sẽ bị mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân sởi và trung bình 1 người mắc bệnh có thể lây cho 12-18 người khác và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%. Với tốc độ lây lan nhanh, dịch sởi sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp hơn trong thời gian tới; do vậy, việc đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống bệnh sởi là việc làm cấp thiết.

Đối với tỉnh Gia Lai, Phó Cục trưởng Cục Phòng bệnh đề nghị tỉnh hoàn thiện, bổ sung báo cáo đầy đủ, đặc biệt thống kê số ca sởi biến chứng, nặng; số ca sởi nặng xin về, kết quả sức khỏe ca bệnh sau khi xin về; báo cáo kết quả tiêm chủng và hiệu quả tiêm chủng…

Đối với chiến dịch triển khai tiêm chủng vắc xin phòng-chống bệnh sởi, tỉnh Gia Lai cần khẩn trương và hoàn thành vào cuối tháng 3-2025 và xem đây là ưu tiên hàng đầu. Để chiến dịch thành công cần có sự hỗ trợ, lãnh đạo, chỉ đạo và đồng hành của UBND tỉnh. Trong quá trình triển khai, tỉnh có khó khăn, vướng mắc thì nhanh chóng đề xuất để được tháo gỡ kịp thời.

Bên cạnh chiến dịch tiêm chủng, để giảm tỷ lệ mắc bệnh sởi trong thời gian tới, tỉnh Gia Lai cần tập trung vào việc nâng cao ý thức cộng đồng, cải thiện hệ thống giám sát dịch bệnh. Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, cộng đồng-đây là yếu tố then chốt để kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh sởi một cách hiệu quả.

Quang cảnh buổi làm việc. Clip: Như Nguyện

Có thể bạn quan tâm

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...

Thành phố Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Sau gần 2 tháng triển khai quyết liệt, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cơ bản hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. 67/69 nhà đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng; 2 ngôi nhà còn lại đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để kịp bàn giao trước ngày 15-4.

Một thoáng Hway

Một thoáng Hway

(GLO)- Làng Hway (xã Hà Tam, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) nằm nép mình yên bình bên quốc lộ 19 nhộn nhịp xe cộ. Từ cổng làng đi sâu vào bên trong, chúng tôi càng nhận thấy nét sinh hoạt đời thường của bà con nơi đây ít bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.