Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc thống nhất, đồng bộ sách giáo khoa trên toàn quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ GD&ĐT đang tổng kết, đánh giá việc xã hội hóa sách giáo khoa, và sẽ nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, Quốc hội về sự cần thiết ban hành thống nhất, đồng bộ sách giáo khoa trên toàn quốc.

Gửi kiến nghị đến trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, cử tri tỉnh Hưng Yên đề nghị xem xét, thống nhất một bộ sách giáo khoa chung cho học sinh cùng cấp học trong cả nước. Cử tri cũng cho rằng, không nên thường xuyên thay đổi sách giáo khoa, bởi điều này gây lãng phí, do sách không sử dụng lại được.

Cử tri cũng phản ánh tình trạng, khi xảy ra bão lụt, các cơ quan, đơn vị, nhân dân ủng hộ sách nhưng lại không đúng bộ sách các học sinh đang học nên không sử dụng được, gây lãng phí, bất cập. Đây cũng là vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm, phản ánh.

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: QH
Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: QH

Trả lời cử tri, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Nghị quyết 88 của Quốc hội đã quy định việc thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học.

Theo ông, đây là chủ trương có tính đột phá, thay đổi việc xuất bản sách giáo khoa theo cơ chế độc quyền, đồng thời xã hội hóa sách giáo khoa, tạo điều kiện cho nhiều tổ chức, cá nhân biên soạn, xuất bản sách giáo khoa. Từ đó, tạo ra sự cạnh tranh, động lực cho các nhóm tác giả sách, các nhà xuất bản.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Bộ Chính trị đã có kết luận 91, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Trong đó nêu rõ nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới. Việc tổ chức dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông ở các địa phương được thực hiện thống nhất theo chương trình giáo dục phổ thông 2018

Hiện nay chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được thực hiện đến lớp 5 với cấp tiểu học, đến lớp 9 với cấp THCS và lớp 12 với cấp THPT. Công tác xã hội hóa sách giáo khoa đạt kết quả tốt, các môn học và hoạt động giáo dục đều có từ 3 - 9 bộ sách giáo khoa.

Trên cơ sở đó, giáo viên và học sinh có cơ hội được lựa chọn sách giáo khoa phù hợp. Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa đã bước sang năm thứ 5. Bộ trưởng khẳng định, các địa phương, cơ sở giáo dục đánh giá cao chương trình giáo dục phổ thông 2018 và triển khai thực hiện dần đi vào ổn định, nâng cao chất lượng.

Cũng theo Bộ trưởng, hiện nay, Bộ GD&ĐT đang tổng kết việc biên soạn sách giáo khoa, trong đó sẽ đánh giá cụ thể việc xã hội hóa sách giáo khoa. Trên cơ sở đó sẽ nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, Quốc hội về sự cần thiết ban hành thống nhất, đồng bộ sách giáo khoa trên toàn quốc.

Theo Luân Dũng (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp (Hà Nội) cho rằng, khi đã có quy định về các trường hợp “cấm” dạy thêm học thêm, nếu giáo viên vi phạm sẽ phải chịu hình thức kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc.

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

(GLO)- Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vừa công bố thông tin sẽ dành 15% chỉ tiêu để xét tuyển thẳng năm 2025, trong đó ưu tiên tuyển học sinh thuộc 149 trường THPT trên cả nước bằng điểm học bạ. Tỉnh Gia Lai có Trường THPT chuyên Hùng Vương nằm trong danh sách ưu tiên này.

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Hôm nay (14/2), Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực. Trước giờ “G”, do chưa thể đăng ký kinh doanh cũng như chưa tìm được trung tâm “bảo trợ”, nhiều giáo viên đã tạm ngưng dạy hoặc dạy online để tìm cách thích ứng.

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

(GLO)- Khoảng thời gian đầu năm là lúc các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đồng loạt đưa ra phương thức xét tuyển đầu vào đối với học sinh tốt nghiệp THPT. Các em học sinh lớp 12 sẽ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Điều quan tâm lúc này là làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

(GLO)- Hành trình dạy tiếng Anh cho trẻ em yếu thế của nam sinh Nguyễn Viết Minh-Lớp 8.1, Trường THCS Lý Tự Trọng (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) thời gian qua đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng. Bằng việc làm này, em đã biến tình yêu Anh ngữ của mình trở nên thiết thực, đầy ý nghĩa.