5 năm xã hội hóa sách giáo khoa: Giá sách vẫn cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ năm 2024, giá sách giáo khoa (SGK) đã được định giá theo một tiêu chuẩn kĩ thuật do Bộ GD&ĐT ban hành. Nhưng thực tế, giá SGK không giảm nhiều so với khi chưa được định giá.

Chia lại miếng bánh

Tại Hội nghị đánh giá công tác xã hội hóa biên soạn SGK giai đoạn 2018-2024 do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 12/12, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Thái Văn Tài nêu một số nội dung về việc biên soạn, phát hành SGK sau 5 năm thay sách theo chương trình giáo dục 2018. Ông Tài cho biết, thực hiện quy định của Quốc hội một chương trình nhiều SGK, từ năm học 2020-2021, Việt Nam có 3 bộ SGK theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 là Cánh Diều (NXB ĐH Sư phạm Hà Nội, TPHCM) và Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục Việt Nam phát hành).

Từ năm 2020, học sinh Việt Nam không còn học duy nhất một bộ SGK. Ảnh: NHƯ Ý
Từ năm 2020, học sinh Việt Nam không còn học duy nhất một bộ SGK. Ảnh: NHƯ Ý

Sách tiếng Anh có nhiều NXB khác tham gia nâng tổng số NXB phát hành SGK là 7 thay vì độc quyền của NXB Giáo dục Việt Nam như chương trình 2006. Thị phần phát hành SGK giai đoạn 2021-2023 của NXB Giáo dục Việt Nam từ 100% trước khi thực hiện xã hội hóa, nay còn 71,8%. Điều này cho thấy, chủ trương xã hội hóa việc biên soạn và phát hành SGK đã tạo ra sự cạnh tranh góp phần thúc đẩy hoạt động biên soạn và phát hành SGK.

Về giá SGK, theo báo cáo của NXB Giáo dục Việt Nam và thông tin giá bìa SGK của các đơn vị khác, giá SGK của các đơn vị phát hành có sự chênh lệch tương đối nhiều. Giá SGK của các đơn vị khác cao hơn giá SGK của NXB Giáo dục Việt Nam trên 20% (tính theo giá bìa), thậm chí có tên sách giá cao gấp đôi (sách Tiếng Anh 1, 2).

Theo tìm hiểu của phóng viên, năm học 2024-2025, Bộ GD&ĐT ban hành định mức kinh tế - kĩ thuật trong biên soạn, biên tập, in SGK theo chương trình 2018. Bộ cũng chỉ đạo các NXB kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, tiết giảm chi phí để giảm giá sách giáo khoa, hỗ trợ người tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam điều chỉnh giảm giá bán SGK từ lớp 1 đến lớp 12 (trong đó các lớp 5,9,12 lần đầu xuất bản, các lớp khác là tái bản). Cụ thể, giá bìa mới của bộ SGK Kết nối tri thức với cuộc sống giảm 9,6%; giá bìa bộ SGK Chân trời sáng tạo giảm 11,2%. Trong khi đó, bộ SGK Cánh diều giảm 20% giá bìa nhưng chỉ áp dụng khi mua cho thư viện trường học, không giảm cho học sinh.

Trước đó, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã báo cáo về việc ban hành chính sách, pháp luật và công tác quản lý Nhà nước về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông giai đoạn 2014-2022 với nhiều băn khoăn. Nhiều người băn khoăn về việc Bộ GD&ĐT ban hành quyết định phê duyệt danh mục SGK, nhưng thực tế, một số trường “lập lờ” giữa SGK và các tài liệu tham khảo, sách bài tập. Việc này khiến chi phí mua sách đội lên rất nhiều.

Năm 2023, thực hiện chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông”, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, mức chiết khấu đối với sách giáo khoa, sách tham khảo hiện nay quá cao. Cụ thể, mức chiết khấu cho các đơn vị đầu mối NXB phục vụ năm học 2020-2021, 2021-2022 đối với SGK là 29% giá bìa, sách bài tập là 33%, sách giáo viên là 15%; năm học 2022-2023, đối với SGK là 28,5% giá bìa, sách bài tập là 35%, sách giáo viên là 15%. Đây là những bất cập khi thực hiện xã hội hóa SGK.

Trước khi Luật Giá 2023 có hiệu lực, theo quy định, Cục Quản lí giá (Bộ Tài chính) chủ trì tiếp nhận, rà soát văn bản kê khai giá SGK và rà soát nội dung kê khai giá để phục vụ công tác bình ổn giá, quản lí nhà nước về giá, kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật. Các nhà xuất bản tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp của phương án giá SGK đã kê khai với Bộ Tài chính. Có thể thấy rõ, quyền quyết giá vẫn thuộc về doanh nghiệp.

Trả đúng giá cho SGK

Ông Trần Thanh Đạm, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT cho hay, Luật Giá 2023 có quy định mới. Với giá SGK, Bộ Tài chính có nhiệm vụ thông qua phương án kê khai giá của các NXB, Bộ GD&ĐT được giao nhiệm vụ định giá tối đa SGK. Các NXB phải ban hành giá SGK phù hợp ở mức giá tối đa đó.

Thời gian đầu thực hiện, Vụ cũng khá lo lắng khi đưa ra mức giá phù hợp. Theo ông Đạm, khi đưa ra mức giá tối đa, Vụ Kế hoạch Tài chính cố gắng tính đúng, tính đủ và tiết kiệm chi phí trung gian, chi phí phát hành. “Chúng tôi tham khảo mức giá đề xuất của NXB, sau đó tính toán các chi phí ở mức độ hợp lí và ban hành mức giá tối đa”, ông Đạm nói. Các chi phí tính toán được ông Đạm nói đến là vật tư, nhân công, chi phí chung. Bộ GD&ĐT đã có được giá tối đa đối với SGK 12 lớp theo chương trình giáo dục 2018 với 225 đầu sách.

Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành giá SGK tối đa (tháng 11 vừa qua), những đầu SGK của các NXB cao hơn mức định giá này thì phải điều chỉnh giảm xuống. Hạn điều chỉnh là 31/12. Những đầu SGK thấp hơn định giá tối đa thì NXB cố gắng giữ ổn định.

lợi ích nhóm trong in ấn, phát hành SGK?

Dư luận từng đặt câu hỏi có hay không lợi ích nhóm trong in ấn, phát hành SGK, đẩy giá lên cao. Câu hỏi này xuất phát từ thực tế khi đơn vị tư nhân đầu tiên là CTCP Đầu tư Xuất bản và Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC) chuyển từ lỗ sang lãi đậm ngay năm đầu tiên (2020) tham gia biên soạn, phát hành bộ SGK Cánh Diều.

Cụ thể, báo cáo tài chính của VEPIC cho thấy, kết quả kinh doanh từ năm 2017-2019 đều lỗ. Năm 2020, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp cũng bắt đầu tăng vọt, lên 188 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 22 tỷ đồng.

Trong các năm tiếp theo, doanh thu của VEPIC tiếp tục tăng vọt, lên 317,1 tỷ đồng (2021) và đạt đỉnh điểm 615,7 tỷ đồng trong năm 2022. Khoản lợi nhuận mà đơn vị này mang về cũng theo đó nhân lên, lần lượt đạt 29,6 tỷ và 46 tỷ đồng trong 2 năm này. Con số doanh thu và lợi nhuận tiếp tục nhân lên nhiều lần vào năm 2022. Riêng mảng bán sách (chiếm 98%) đạt 603 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 211,7 tỷ đồng. Như vậy, so với giai đoạn 2017-2019, thì năm 2022, doanh thu của VEPIC đã tăng khoảng 123 lần.

Theo Nghiêm Huê (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp (Hà Nội) cho rằng, khi đã có quy định về các trường hợp “cấm” dạy thêm học thêm, nếu giáo viên vi phạm sẽ phải chịu hình thức kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc.

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

Học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương được xét tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2025

(GLO)- Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh vừa công bố thông tin sẽ dành 15% chỉ tiêu để xét tuyển thẳng năm 2025, trong đó ưu tiên tuyển học sinh thuộc 149 trường THPT trên cả nước bằng điểm học bạ. Tỉnh Gia Lai có Trường THPT chuyên Hùng Vương nằm trong danh sách ưu tiên này.

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Giáo viên 'nháo nhào' đăng ký dạy thêm

Hôm nay (14/2), Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực. Trước giờ “G”, do chưa thể đăng ký kinh doanh cũng như chưa tìm được trung tâm “bảo trợ”, nhiều giáo viên đã tạm ngưng dạy hoặc dạy online để tìm cách thích ứng.

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

(GLO)- Khoảng thời gian đầu năm là lúc các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đồng loạt đưa ra phương thức xét tuyển đầu vào đối với học sinh tốt nghiệp THPT. Các em học sinh lớp 12 sẽ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Điều quan tâm lúc này là làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

(GLO)- Hành trình dạy tiếng Anh cho trẻ em yếu thế của nam sinh Nguyễn Viết Minh-Lớp 8.1, Trường THCS Lý Tự Trọng (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) thời gian qua đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng. Bằng việc làm này, em đã biến tình yêu Anh ngữ của mình trở nên thiết thực, đầy ý nghĩa.