Xã hội hóa sách giáo khoa phải vì người học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc xã hội hóa sách giáo khoa sẽ là chủ trương đúng chỉ khi người sử dụng mặt hàng đặc biệt này thấy sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn trước.

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, lần đầu tiên ở nước ta, sách giáo khoa (SGK) được xuất bản, phát hành theo phương thức xã hội hóa thay vì được chỉ định cho một nhà xuất bản và được nhà nước bảo trợ giá như trước đây.

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, sau 5 năm thực hiện xã hội hóa SGK chỉ ra nhiều điều lạc quan, nhiều gam màu sáng sủa và báo cáo khẳng định đây là một chủ trương đúng, cần tiếp tục phát huy, đẩy mạnh.

Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy thị phần phát hành SGK giai đoạn 2021 - 2023 của NXB Giáo dục VN từ 100% trước khi thực hiện xã hội hóa, nay còn 71,8%. Chủ trương xã hội hóa việc biên soạn và phát hành SGK cũng được khẳng định tạo ra sự cạnh tranh góp phần thúc đẩy hoạt động biên soạn và phát hành sách. Cạnh đó, SGK xã hội hóa đã huy động số lượng tác giả biên soạn tăng gấp 3 lần so với trước đây, trong đó số lượng tác giả có học hàm, học vị từ tiến sĩ trở lên chiếm gần 3/4…

Dù vậy, người trực tiếp bỏ tiền mua và sử dụng SGK thì dường như không quan tâm đến những yếu tố như nhà xuất bản nào chiếm bao nhiêu thị phần, tác giả viết SGK học hàm, học vị ra sao. Điều mà người ta quan tâm là chất lượng, giá cả, sự thuận tiện trong sử dụng, mua sắm SGK hiện nay có ưu điểm nổi trội so với trước hay không…

Trong suốt 5 năm qua, những lời phàn nàn về giá, chất lượng; về cung ứng thiếu, muộn… của SGK chưa bao giờ dứt. Xã hội hóa khiến giá đội lên rất nhiều lần, số sách phải mua nhiều hơn, hiện tượng "bia kèm lạc" nhức nhối hơn khi SGK nào cũng kèm theo sách bài tập, tham khảo… Việc vận hành khi có nhiều bộ SGK còn lúng túng khiến việc chuyển trường, thi cử, kiểm tra đánh giá trở thành nỗi lo thường trực của học sinh, phụ huynh và các nhà trường. Chưa kể có những cuốn SGK quá nhiều sạn nên vừa thực hiện đã phải chỉnh sửa…

Trước những phàn nàn, lúng túng của địa phương khi thực hiện SGK xã hội hóa với nhiều bộ sách khác nhau, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng việc thay đổi nhận thức về vai trò SGK cần mạnh mẽ hơn. Khi xác định đúng SGK chỉ là học liệu, còn việc dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh bám sát chương trình và yêu cầu cần đạt thì sẽ không còn thấy những khó khăn như vấn đề các sở GD-ĐT nêu.

Phát biểu ở nghị trường Quốc hội, đại biểu Trần Văn Sáu (đoàn Đồng Tháp), từng nêu nghịch lý các lĩnh vực khác khi xã hội hóa sẽ đều hạ giá sản phẩm nhưng riêng SGK càng xã hội hóa thì giá lại càng tăng. "Xã hội hóa SGK là đúng nhưng nên có mức độ phù hợp, không nên biến xã hội hóa thành thương mại hóa", ông nói.

Đây cũng là mong mỏi của mỗi người dân, của các nhà trường. Dù xã hội hóa hay thay đổi thế nào, cũng không thể phủ nhận vai trò đặc biệt của SGK, bởi một thay đổi nhỏ trong vận hành mặt hàng này cũng tác động lớn đến mọi gia đình có con đi học.

Theo Tuệ Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Rối bời vì quy định mông lung

Rối bời vì quy định mông lung

Suốt 2 ngày sau khi Thông tư về quy chế tuyển sinh THCS, THPT được Bộ GD-ĐT ban hành, phụ huynh hốt hoảng, đứng ngồi không yên vì quy định chấm dứt hoàn toàn việc thi hay đánh giá năng lực vào lớp 6. Rồi ngay sau đó, Bộ lại ra văn bản giải thích… vẫn cho các trường đặc thù thực hiện như trước.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Chung đúc ý Đảng, lòng Dân

Chung đúc ý Đảng, lòng Dân

Cả nước đang sôi sục chuyển mình theo lời hiệu triệu khẩn thiết của Trung ương Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm. Một cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đi đôi với những giải pháp quyết liệt thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực.

Hành động thực chất

Hành động thực chất

Không chỉ "vừa chạy vừa xếp hàng" mà còn phải bứt tốc để cùng lúc chuẩn bị, triển khai cả về diện rộng lẫn chiều sâu, xắn tay vào nhiều đầu việc quan trọng ngay những ngày đầu năm 2025. Đó là tâm thế của TP.HCM lúc này.

Phản bác luận điệu xuyên tạc công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Phản bác luận điệu xuyên tạc công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài Chỉ thị 45/CT-TW tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người VN ở nước ngoài trong tình hình mới...