(GLO)- Từ ngày 1-7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức được vận hành, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong bộ máy hành chính của nước ta.
Dù vẫn còn những băn khoăn, trăn trở, song phần lớn cán bộ, người dân bày tỏ sự đồng thuận, tin tưởng vào chủ trương đổi mới nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực quản lý để tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Tỉnh Gia Lai mới có trung tâm chính trị - hành chính đặt tại TP. Quy Nhơn. ẢNH: DŨNG NHÂN/Nguồn TNO
* Ông Nguyễn Minh Trưởng-Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Ia Pa:
Việc sáp nhập 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định để thành lập tỉnh Gia Lai mới ban đầu đặt ra không ít khó khăn, trăn trở. Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội để khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế đặc thù của 2 vùng rừng và biển nhằm tạo nên sự cộng hưởng mạnh mẽ, mở rộng không gian phát triển kinh tế-xã hội một cách toàn diện, bền vững.
Điều đáng mừng là ngay trước khi sáp nhập chính thức, đội ngũ cán bộ, đảng viên đã thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm, tư duy đổi mới và phong cách làm việc tích cực, chủ động hơn. Nhân dân cũng nêu cao sự đồng thuận, sẵn sàng đồng hành cùng hệ thống chính trị trên chặng đường mới. Tôi tin rằng tỉnh Gia Lai mới sẽ vươn mình mạnh mẽ, có những bước phát triển toàn diện.
* Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh:
Việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị và sáp nhập các địa phương đang nhận được sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân, bởi không chỉ phù hợp với xu thế phát triển, mà còn từng bước phát huy tốt hơn tiềm năng, lợi thế của từng vùng miền. Thực tế, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã thực hiện mô hình tương tự nhằm nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành và phát huy tốt hơn tiềm năng phát triển.
Trong đó, việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định sẽ mở ra một hướng phát triển mới, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. Tỉnh Gia Lai có thế mạnh về nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch và năng lượng tái tạo; tỉnh Bình Định nổi bật với công nghiệp, du lịch và hệ thống cảng biển. Khi sáp nhập, sự kết hợp giữa rừng và biển sẽ tạo ra chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất-chế biến-tiêu thụ và xuất khẩu, hình thành một không gian phát triển rộng mở và bền vững.
Tỉnh Gia Lai mới có thể tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào từ tỉnh Gia Lai cũ, cung cấp cho các cơ sở chế biến tại tỉnh Bình Định cũ và thông thương qua hệ thống cảng biển, cảng hàng không hoặc Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, kết nối với các nước Đông Dương. Đồng thời, sẽ hình thành trục logistics hiện đại theo hướng Bắc-Nam qua quốc lộ 1 và Đông-Tây qua quốc lộ 19, thúc đẩy phát triển toàn diện và cân bằng giữa các vùng. Đây sẽ là động lực quan trọng đưa tỉnh Gia Lai mới tiến nhanh, tiến vững trên con đường hội nhập và phát triển.
* Bà Rơ Chăm H’Hồng-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh:
Việc sáp nhập 2 tỉnh là một chủ trương lớn, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước trong việc tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đồng thời, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Chúng tôi hoàn toàn đồng thuận và tin tưởng việc sáp nhập sẽ mang lại những lợi ích lâu dài cho Nhân dân, trong đó có phụ nữ-lực lượng chiếm tỷ lệ đông, giữ vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thời gian tới, Hội tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng giúp cán bộ, hội viên hiểu rõ, hiểu đúng chủ trương sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã, bỏ cấp huyện là bước đi tất yếu trong tiến trình đổi mới, nhằm phục vụ người dân tốt hơn. Bên cạnh đó, Hội xác định rõ trách nhiệm trong việc nắm bắt tình hình, lắng nghe và kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng cũng như những kiến nghị chính đáng của hội viên phụ nữ đến với cấp ủy, chính quyền các cấp. Từ thực tiễn hoạt động, Hội cũng kiến nghị Trung ương Hội và lãnh đạo tỉnh tiếp tục quan tâm đến việc quy hoạch, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số một cách phù hợp sau sáp nhập. Mặt khác, tiếp tục hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe, thúc đẩy bình đẳng giới... nhằm đảm bảo “không ai bị bỏ lại phía sau”, nhất là phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số và những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong bối cảnh chuyển đổi hiện nay.
* Thượng tá Đặng Quốc Văn-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực 4-Chư Prông:
Trên cơ sở nhiệm vụ và chức trách được giao, cán bộ, chiến sĩ Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực 4-Chư Prông luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Đơn vị tiếp tục duy trì nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, nâng cao chất lượng huấn luyện, chủ động nắm chắc tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống và không bỏ sót địa bàn.
Với tinh thần chủ động và trách nhiệm cao, Ban Chỉ huy phòng thủ khu vực 4-Chư Prông mong muốn cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian tới, góp phần giữ vững ổn định địa bàn, bảo vệ vững chắc khu vực phòng thủ trong mọi tình huống.
* Bà Ksor H’Blâm-Già làng Krông, xã Ia Mơ, huyện Chư Prông:
Chứng kiến bao đổi thay của đất nước qua từng giai đoạn, tôi càng thấm thía giá trị của tinh thần đoàn kết, thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. Khi được biết về chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính, sáp nhập xã, tỉnh và bỏ cấp huyện, tôi đặc biệt quan tâm. Quan tâm để hiểu rõ chủ trương và để có thể góp phần tuyên truyền, vận động bà con đồng thuận, cùng chung tay thực hiện.
Ia Mơ là xã biên giới có yếu tố đặc thù, không nằm trong diện sáp nhập với các xã nhưng bà con nơi đây vẫn rất quan tâm và theo dõi sát sao. Tôi cho rằng, bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ gặp khó khăn ban đầu, cả với người dân lẫn bộ máy chính quyền cơ sở. Đặc biệt, với các xã vùng sâu, vùng xa, địa hình cách trở, giao thông chưa thuận tiện sẽ là những trở ngại trước mắt. Tuy nhiên, nếu được tuyên truyền đầy đủ và tạo điều kiện hỗ trợ kịp thời, người dân chắc chắn sẽ hiểu, đồng thuận và dần thích nghi với mô hình mới.
Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương này, bởi việc sáp nhập sẽ mở ra không gian phát triển mới, tạo điều kiện để các vùng liên kết, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau cùng đi lên. Tuy vậy, tôi cũng mong rằng trong quá trình triển khai, Đảng, Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến các xã biên giới, nơi cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Cùng với đó, cần có cơ chế, chính sách phù hợp để người dân ở vùng sâu, vùng xa không bị thiệt thòi, nhất là trong việc phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng-an ninh và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất định, việc DN thành lập mới tăng mạnh cho thấy niềm tin vào triển vọng kinh doanh trong nước đang được khơi thông
Như Thanh Niên đã thông tin, do rút pin drone phun thuốc sai cách, một người ở Hà Nội điều khiển máy bay không người lái (UAV, drone) đã bị thiết bị này chém liên tiếp vào người, gây mất máu cấp phải nhập viện cấp cứu.
Ngày 8-7, phát biểu tại hội thảo “Xác thực truy xuất nguồn gốc - Động lực phát triển bền vững của kinh tế số Việt Nam” do Trung tâm Dữ liệu quốc gia (Cục C12, Bộ Công an) phối hợp với Hiệp hội Dữ liệu quốc gia (NDA) tổ chức tại Hà Nội
Liên tiếp 2 vụ việc vừa được cơ quan công an công bố kết quả điều tra cho thấy không như nhiều nội dung thảo luận 'chấn động' lan truyền trước đó trên mạng xã hội.
Vụ việc khách du lịch nghỉ tại một khách sạn ở Cửa Lò (Nghệ An) bị yêu cầu bồi thường 4,8 triệu đồng vì bất cẩn khi hút thuốc lá làm cháy nệm và ga trải giường của khách sạn cách đây ít ngày, được đăng tải trên mạng xã hội, đã gây nhiều ý kiến trái chiều.
Ngày nay, khi nhu cầu làm đẹp, chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng, một thói quen tai hại cũng âm thầm lan rộng: sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng theo lời truyền miệng.
(GLO)- Cùng với 33 tỉnh, thành phố khác, tỉnh Gia Lai đã chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp với 135 xã, phường trải rộng trên diện tích hơn 21.576 km² gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai trước đây hợp lại.
Đất nước vừa mở một cánh cửa lịch sử về cải cách hành chính với nhiều đổi mới ấn tượng, trong đó bắt đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1-7
Bộ phim Lời nguyền dưới ánh trăng của đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đang thu hút sự chú ý đặc biệt, không hẳn vì đây là tác phẩm khoa học viễn tưởng đầu tiên tại VN được tạo hoàn toàn từ AI mà còn bởi kinh phí khiêm tốn: chỉ hơn một chỉ vàng và thực hiện vỏn vẹn trong 72 giờ.
Trong 35 ngày làm việc của kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thông qua 34 luật và 14 nghị quyết, trung bình mỗi ngày, Quốc hội thông qua 1,37 luật, nghị quyết.
Quốc hội vừa thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân – một dấu mốc pháp lý quan trọng trong kỷ nguyên số. Trong bối cảnh số hóa, dữ liệu cá nhân không chỉ là thông tin, mà chính là bản thể số của mỗi con người.
(GLO)- Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, chỉ còn vài ngày nữa, đất nước ta chính thức bước vào cuộc chuyển mình vĩ đại nhất kể từ ngày thống nhất non sông. Sự thay đổi về mô hình chính quyền địa phương lần này sẽ đem lại diện mạo hành chính mới, tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả.