Bộ Nông nghiệp và PTNT trả lời cử tri Gia Lai về việc thực hiện Đề án tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bộ Nông nghiệp và PTNT trả lời cử tri Gia Lai về việc thực hiện Đề án tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên.

*Kiến nghị:

Sau khi Quyết định số 2242/2014/QĐ-TTg ngày 11-12-2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020 hết giai đoạn thực hiện, Trung ương chưa có ban hành chính sách mới thay thế, hướng dẫn, không cấp kinh phí cho địa phương để tiếp tục thực hiện đề án. Vì vậy, các công ty lâm nghiệp của tỉnh đang gặp khó khăn về tài chính, không đảm bảo kinh phí để chi trả tiền lương và các khoản chi khác phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành chính sách thay thế, hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí cho địa phương.

Những cánh rừng do người dân quản lý, bảo vệ luôn giữ được màu xanh tốt. Ảnh: M.N
Những cánh rừng do người dân quản lý, bảo vệ luôn giữ được màu xanh tốt. Ảnh: Minh Nguyễn



*Trả lời:

- Tại điểm h khoản 1 Điều 91 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16-11-2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, quy định:

“h) Đối với diện tích rừng tự nhiên của các công ty lâm nghiệp đóng cửa rừng được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để bảo vệ. Mức hỗ trợ áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14-9-2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông-lâm nghiệp”.

Đối với kinh phí hỗ trợ diện tích rừng tự nhiên là rừng sản xuất do các công ty lâm nghiệp quản lý đã được tổng hợp, bố trí kinh phí trong Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12-7-2022 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có hướng dẫn triển khai công tác bảo vệ và phát triển rừng năm 2022 tại Công văn số 5412/BNN-TCLN ngày 17-8-2022.

- Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng “Nghị định về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp”. Hồ sơ dự thảo Nghị định đã được trình Chính phủ xem xét, ban hành tại Tờ trình số 6859/TTr-BNN-TCLN ngày 22-10-2021; báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các thành viên Chính phủ tại Công văn số 3078/BC-BNN-TCLN ngày 17-5-2022 và Công văn số 5104/BC-BNN-TCLN ngày 4-8-2022. Dự thảo Nghị định đã quy định đầy đủ các chính sách về đầu tư bảo vệ và phát triển rừng nói chung và cụ thể theo loại rừng, đối tượng chủ rừng, trong đó có chính sách về hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng.

 

GLO
 

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

(GLO)- Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.
Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.