Bộ Giáo dục nói gì về quản lý, sử dụng sách tham khảo cho trẻ em?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thấy rằng cần phải có những quy định tăng cường trách nhiệm quản lý của Nhà nước trong sách tham khảo và sách cho trẻ em trong giáo dục nhà trường.
Phụ huynh đang lựa chọn sách cho học sinh. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Phụ huynh đang lựa chọn sách cho học sinh. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã có những giải đáp về quy định về việc sử dụng và quản lý sử dụng sách tham khảo và sách cho trẻ em trong giáo dục nhà trường.

Tại phiên họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức vào chiều 4/11, khẳng định Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những quy định rất chặt chẽ từ tiêu chuẩn, quy trình cho đến việc thẩm định, lựa chọn sử dụng sách giáo khoa, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng đối với sách tham khảo, sách cho trẻ em thì phạm vi rất rộng.

Phân tích thêm, theo Thứ trưởng Sơn, về xuất bản, lưu hành, sách tham khảo, sách trẻ em do nhà xuất bản thực hiện việc xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước. Về mặt xuất bản thì các nhà xuất bản chịu trách nhiệm về nội dung.

Về việc sử dụng những sách tham khảo này trong nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận thấy rằng cần phải có những quy định tăng cường trách nhiệm quản lý của Nhà nước để hạn chế những nội dung không phù hợp trong sách tham khảo và sách cho trẻ em trong giáo dục nhà trường.

Minh chứng, từ năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư về việc sử dụng và quản lý sử dụng sách tham khảo trong nhà trường. Trong đó, quy định rất rõ những điều kiện, yêu cầu, trách nhiệm của giáo viên, nhà trường, của Phòng Giáo dục đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc quản lý sử dụng những nội dung mà nếu có được đưa vào nhà trường, đưa vào thư viện nhà trường, cũng như những sách mà nếu phụ huynh có muốn dùng cũng được nhà trường tư vấn cho sử dụng.

“Phòng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc kiểm tra, thanh tra. Nếu như có những nội dung không phù hợp thì sẽ dừng sử dụng những quyển sách đó. Chúng tôi nhận thấy chưa có trường hợp nào sách tham khảo đưa vào nhà trường có nội dung chưa phù hợp,” Thứ trưởng Nguyễn Đức Sơn nói.

Trả lời về việc gần đây có một số hiện tượng lan truyền những hình ảnh về những trang sách cho trẻ em với mô tả dữ liệu trong sách giáo khoa gây ra dư luận xấu, Thứ trưởng Sơn khuyến cáo những thông tin này cần phải được kiểm chứng rõ nguồn gốc, xác định rõ cái đó là ở đâu, trách nhiệm của ai.

“Trách nhiệm liên quan đến lưu hành, xuất bản của Bộ Thông tin và Truyền thông. Còn Bộ Giáo dục và Đào tạo thì theo thẩm quyền chức năng đã có thông tư quy định về vấn đề này,” ông Sơn nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Dạy thêm trái quy định bị xử lý thế nào?

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp (Hà Nội) cho rằng, khi đã có quy định về các trường hợp “cấm” dạy thêm học thêm, nếu giáo viên vi phạm sẽ phải chịu hình thức kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc.

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

(GLO)- Khoảng thời gian đầu năm là lúc các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đồng loạt đưa ra phương thức xét tuyển đầu vào đối với học sinh tốt nghiệp THPT. Các em học sinh lớp 12 sẽ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. Điều quan tâm lúc này là làm thế nào để không chọn nhầm nghề?

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

Nam sinh lớp 8 lan tỏa đam mê tiếng Anh đến trẻ em yếu thế

(GLO)- Hành trình dạy tiếng Anh cho trẻ em yếu thế của nam sinh Nguyễn Viết Minh-Lớp 8.1, Trường THCS Lý Tự Trọng (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) thời gian qua đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng. Bằng việc làm này, em đã biến tình yêu Anh ngữ của mình trở nên thiết thực, đầy ý nghĩa.