Bộ Công Thương kiến nghị cho tư nhân làm lưới truyền tải điện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Công Thương kiến nghị ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, trong đó, cho phép áp dụng các quy định về xã hội hóa đối với lưới điện truyền tải
Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng giao, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng Tờ trình của Chính phủ và dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) về giải thích Luật Điện lực, nội dung Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải.
Theo đó, trong báo cáo vừa gửi Thủ tướng, Bộ Công Thương cho rằng trong thời gian Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đang xây dựng, chưa được ban hành và có hiệu lực, để có thể thực hiện đầu tư các dự án truyền tải điện theo phương thức xã hội hóa, Thủ tướng cần xem xét, kiến nghị Ủy ban Thường vụ QH ban hành Nghị quyết giải thích nội dung về độc quyền nhà nước trong hoạt động truyền tải điện tại Luật Điện lực theo hướng nhà nước chỉ độc quyền trong quản lý, vận hành lưới điện truyền tải (tức không bao gồm hoạt động đầu tư - PV).
 
Công nhân truyền tải điện đại tu đường dây truyền tải 500 KV Bắc Nam đoạn từ Nho Quan - Hà Tĩnh
Đồng thời, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng xem xét trình QH ban hành Luật PPP, trong đó cho phép áp dụng các quy định về xã hội hóa đối với lưới điện truyền tải. Khi đó, việc đề xuất đầu tư tư nhân lưới điện truyền tải sẽ được áp dụng theo quy định của luật này.
Tuy vậy, bộ này cũng cho rằng đối với hệ thống truyền tải có tính chất xương sống, huyết mạch cần cân nhắc có cho phép đầu tư tư nhân hay không. Lý do để bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh quốc gia. Còn với các trường hợp đầu tư lưới truyền tải nhằm phục vụ đấu nối nhà máy, cụm nhà máy điện của một hay nhiều chủ đầu tư, có thể áp dụng quy định về thỏa thuận đấu nối.
Trước đó, câu chuyện tư nhân hóa lưới điện truyền tải đã từng làm nóng nghị trường QH khi đại biểu QH đặt vấn đề về việc trong bối cảnh nguồn lực nhà nước có hạn, vấn đề thiếu hạ tầng truyền tải gây ảnh hưởng đến phát triển năng lượng tái tạo thì có cơ chế nào cho tư nhân đầu tư không? Trả lời chất vấn tại nghị trường, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng về lâu dài cần điều chỉnh luật hoặc văn bản hướng dẫn pháp luật của QH, Ủy ban Thường vụ QH cho phép vận dụng cơ chế trong Luật Điện lực để xã hội hóa về truyền tải điện.
Thực tế, chưa cần đợi đến khi Bộ Công Thương có kiến nghị về xã hội hóa lưới điện, một số doanh nghiệp tư nhân và các địa phương đã có động thái muốn tham gia vào hoạt động này. Chẳng hạn, Tập đoàn Trung Nam từng được tỉnh Ninh Thuận chọn là nhà đầu tư lưới điện, dự kiến chi ra khoảng 600-700 tỉ đồng làm đường dây truyền tải 500 KV Thuận Nam - Vĩnh Tân để giải quyết tình trạng quá tải lưới cho điện tái tạo.
Phương Nhung (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giá cà phê xuất khẩu tăng 78,5%

Giá cà phê xuất khẩu tăng 78,5%

(GLO)- Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, trong tháng 1-2025, tuy xuất khẩu cà phê của nước ta chỉ đạt 140 ngàn tấn (giảm 41,1% so với cùng kỳ năm 2024), nhưng giá trị thu về lại tăng 5% so với cùng kỳ năm 2024, đạt 763 triệu USD.

Bentley Continental GT 2025 “cập bến” Việt Nam, giá khởi điểm 20 tỷ đồng

Bentley Continental GT 2025 “cập bến” Việt Nam, giá khởi điểm 20 tỷ đồng

(GLO)- Đây là thế hệ thứ 4 của Bentley Continental GT với nhiều sự nâng cấp mới về công nghệ và hệ truyền động hybrid. Tuy Continental GT 2025 được định vị là dòng xe Grand Tourer. Mẫu xe đến từ Anh Quốc này sở hữu thời gian tăng tốc đáng kinh ngạc, chỉ mất 3,2 giây để tăng tốc từ 0 lên 100 km/h.

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Niêm yết giá, luật đã có sao chưa làm?

Quán bún riêu nổi tiếng có tuổi đời chục năm ở Hà Nội đã bị đóng cửa ngay đầu năm mới, do hành khách tố phải trả 1,2 triệu đồng cho 3 bát bún. Khi bị dư luận phản ứng và cơ quan chức năng vào cuộc thì chủ quán thanh minh là "nói đùa" khi tính tiền.