Bò cấp cho dân nghèo xã Kông Htok vẫn khỏe mạnh bình thường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những con bò được cấp cho 20 hộ dân tộc thiểu số nghèo tại xã Kông Htok (huyện Chư Sê) ngày 5-12-2019 vẫn khỏe mạnh, ăn uống, đi lại bình thường. Các hộ được cấp bò đều phấn khởi khi có thêm sinh kế để vươn lên thoát nghèo bền vững.
Ngày 5-12, Công ty cổ phần Kinh doanh và Phát triển Miền núi Gia Lai phối hợp với Phòng Dân tộc, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Sê, UBND xã Kông Htok đã cấp 20 con bò giống theo chương trình hỗ trợ sản xuất cho 20 hộ dân tộc thiểu số nghèo ở xã Kông Htok. Ngay trong ngày, trên một số báo và mạng xã hội đăng tải thông tin một số con bò được cấp không thể đứng vững, người dân phải dùng nhiều biện pháp để chở về nhà.
Con bò mới được cấp của hộ ông Siu Glak (làng U Diếp, xã Kông Htok, huyện Chư Sê). Ảnh: T.D
Con bò mới được cấp của hộ ông Siu Glak (làng U Diếp, xã Kông Htok, huyện Chư Sê). Ảnh: T.D
Để làm rõ thông tin này, sáng 10-12, chúng tôi đã có mặt tại xã Kông Htok. Tại đây, ông Siu Ó-Phó Chủ tịch UBND xã Kông Htok cùng một số trưởng thôn dẫn chúng tôi đến nhà những hộ nghèo được cấp bò vào ngày 5-12. Gia đình đầu tiên chúng tôi đến là hộ ông Siu Glak (làng U Diếp). Con bò giống cấp cho gia đình ông Glak có mã số kẹp tai là 00619 đang được nhốt trong chuồng, thong thả ăn cỏ cùng với một con bò khác của gia đình. Đây chính là con bò mà trước đó trên một số báo và mạng xã hội đã đăng hình ảnh là không thể tự đứng được, người dân phải chở về nhà bằng xe công nông. Ông Glak cho biết: “Con bò này dáng đẹp, nuôi làm giống rất hợp. Màu lông của nó cũng mượt nữa. Bữa mình nhờ công nông chở về là do bò bị nhốt trên xe lâu nên cuồng chân, đi không quen. Với lại con bò này mới tách đàn nên còn hoảng sợ, không chịu đi theo mình. Từ khi chở về nhà đến nay, nó đi lại, ăn uống bình thường và hăng lắm. Thỉnh thoảng nó cứ nhảy đá hậu nếu có người lại gần. Chủ tịch UBND xã đến kiểm tra cũng bị nó đá hậu trúng người”. 
Minh chứng cho lời nói của mình, ông Glak dắt con bò ra khỏi chuồng rồi đưa đến buộc dưới gốc cây đu đủ gần đó và lấy một ít cỏ cho ăn. Theo quan sát của chúng tôi, con bò đi lại, ăn cỏ bình thường, không có biểu hiện bệnh tật. Anh Siu Hiếc-Trưởng thôn U Diếp-chia sẻ: “Làng mình có 4 hộ nghèo được cấp bò giống. Hiện cả 4 con đều khỏe mạnh bình thường. Các cấp chính quyền đã quan tâm mở cho một hướng thoát nghèo nên bà con mừng lắm. Năm trước, con trai ông Glak cũng được cấp 1 con bò. Sau 1 năm, con bò đó to lên nhiều rồi”.
Rời nhà ông Glak, chúng tôi đến gia đình chị Siu HLêh ở làng Ser Dơ Mó. Con bò cái gia đình chị được cấp có mã số kẹp tai là 00692 đang buộc dưới một gốc cây ở góc sân bóng của làng, vừa đứng vừa nhai rơm. Mấy đứa con chị HLêh được cắt cử luân phiên trông coi bò. “Cả 4 con bò được cấp ngày 5-12 cho 4 hộ nghèo của làng đều khỏe mạnh bình thường. Hiện 4 hộ đều buộc bò gần nhà tập cho ăn rơm, ăn cỏ và quen chủ mới vì trước đây chúng được nuôi nhốt theo đàn, cho ăn cám”-anh Đinh Bon-Trưởng thôn Ser Dơ Mó-cho hay.
Ông Nguyễn Văn Long-Chủ tịch UBND xã Kông Htok-cho biết: “Năm 2019, xã có 20 hộ nghèo được hỗ trợ bò giống theo chương trình giảm nghèo bền vững do Công ty cổ phần Kinh doanh và Phát triển Miền núi Gia Lai cung ứng. Chiều 5-12, chúng tôi mời 20 hộ lên nhận bò dưới sự giám sát của các tổ chức đoàn thể ở xã và trưởng thôn. Tối đó, chúng tôi nhận được thông tin trên mạng xã hội lan truyền nội dung bò cấp có chân nhưng không đi được, cụ thể là con bò của ông Siu Glak. Chúng tôi đã nhanh chóng tổ chức xác minh và theo dõi thì nhận thấy 20 con bò đều khỏe mạnh, ăn uống bình thường và một số con đã được chăn thả theo đàn. Riêng con bò của ông Glak do lần đầu bị cột dây và vận chuyển trên ô tô nhiều ngày nên nhát, không chịu đi theo chủ mới. Đối với con bò bị đau chân nằm trong khuôn viên trụ sở xã hôm cấp phát là đơn vị cung ứng mang dư để nếu phát hiện có con bò nào bị bệnh thì đổi ngay con khác. Hôm đó, đơn vị cung ứng định cấp đổi con khác cho hộ nghèo thì họ chở con bò bị đau chân về rồi”.
Làm việc với chúng tôi, bà Đỗ Thị Loan-Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Chư Sê-cho hay: “Trong năm 2019, UBND tỉnh hỗ trợ bò cho 169 hộ nghèo trên địa bàn huyện. Quá trình cấp phát bò tại các xã, Phòng Dân tộc có tham gia để xem nếu có con nào không đạt chuẩn thì loại ra. Ngay sau ngày 5-12, chúng tôi phối hợp với UBND xã Kông Htok kiểm tra thực tế để báo cáo với UBND huyện việc mạng xã hội và báo chí thông tin bò cấp không đứng được. Kết quả kiểm tra cho thấy, 20 con bò được cấp ở xã Kông Htok nói riêng và cả huyện nói chung đều khỏe mạnh bình thường, không vấn đề gì. Còn đối với con bò cấp cho ông Glak là do mới tách đàn nên nhát, không đứng dậy được. Sau đó, con bò này ăn uống, đi lại bình thường”.
 THIÊN DI

Có thể bạn quan tâm

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.