Biểu tượng núi lửa Chư Đăng Ya: Độc đáo, ý nghĩa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Một tảng nham thạch lớn từ hàng triệu năm trước của núi lửa Chư Đăng Ya vừa được UBND huyện Chư Pah đặt trên đỉnh núi lửa, làm biểu tượng cho thắng cảnh tự nhiên này. Thông tin về tọa độ, độ cao cũng được giới thiệu để du khách chụp ảnh, tìm hiểu khi đến tham quan.
Lang thang qua miền núi lửa Chư Đăng Ya, du khách có thể sẽ bắt gặp những viên nham thạch trên lối đi, trong những luống khoai mật hay rải rác trong rườm rượp dã quỳ. Những viên đá nhiều kích cỡ, hình dạng, là chỉ dấu của ngọn núi lửa hàng triệu năm trước. Tuy vậy, để tìm được một tảng nham thạch với kích thước đủ lớn để làm biểu tượng cho thắng cảnh thiên nhiên này lại không phải là điều dễ dàng.
 Nhiều bạn trẻ đã kịp chụp ảnh với hòn đá biểu tượng của núi lửa Chư Đăng Ya để chia sẻ trên các diễn đàn du lịch. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Nhiều bạn trẻ đã kịp chụp ảnh với hòn đá biểu tượng của núi lửa Chư Đăng Ya để chia sẻ trên các diễn đàn du lịch. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Ông Nay Kiên-Phó Chủ tịch UBND huyện-thông tin, suốt gần một tháng, UBND huyện cùng với sự giúp sức của rất nhiều người, đặc biệt là dân làng Ia Gri (xã Chư Đăng Ya) đã tìm khắp xung quanh núi lửa mới thấy tảng đá vừa ý. “Có nhiều ý tưởng khi chọn biểu tượng cho núi lửa Chư Đăng Ya, trong đó có ý kiến đề xuất nhờ đến các họa sĩ, nhà điêu khắc trong và ngoài tỉnh hỗ trợ tạo hình. Nhưng chúng tôi cho rằng, không có biểu tượng nào ý nghĩa hơn khi dùng chính dấu tích triệu năm của thắng cảnh này. Biểu tượng phải mang ý nghĩa, đặc trưng của núi lửa, đồng thời phải gần gũi với thiên nhiên, không được phá vỡ vẻ đẹp tự nhiên của thắng cảnh”-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pah cho biết.
Từ vị trí tìm thấy tảng đá lên đến đỉnh núi-nơi đặt biểu tượng-chỉ khoảng 200 m nhưng để di chuyển là cả một vấn đề vì địa hình dốc đứng và tảng đá nặng đến 2 tấn. Không chỉ dùng đến phương tiện cơ giới mà rất nhiều người cũng phải góp sức thì mới đưa được phiến đá tới vị trí dành sẵn. Biểu tượng núi lửa Chư Đăng Ya hoàn thành ngay trước thềm lễ hội để kịp thời phục vụ du khách gần xa. Tảng nham thạch được đặt trên một khối đá bazan nặng 2,5 tấn, dưới cùng là bệ đỡ cũng là những tảng nham thạch kích thước nhỏ hơn xếp chồng lên nhau nâng đỡ viên đá lớn trên cùng. Anh Nguyễn Đức Cường (Công ty cổ phần Khoáng sản Anh Khoa Gia Lai), người tham gia cùng đoàn tìm kiếm để chọn biểu tượng cho núi lửa, chia sẻ: “Rất khó để tìm thấy một tảng nham thạch có kích thước lớn, mang vẻ đẹp tự nhiên và đặc trưng như vậy. Để biết được phiến đá có niên đại bao nhiêu triệu năm, cấu tạo bởi những thành phần gì thì còn phải chờ các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, chọn một sản phẩm được hình thành từ sự phun trào của núi lửa để làm biểu tượng cho điểm du lịch là rất phù hợp”.
Ngay sau khi biểu tượng núi lửa Chư Đăng Ya được dựng trên đỉnh núi vào ngày 4-11, nhiều bạn trẻ chinh phục núi lửa đã kịp có những bức ảnh check-in để khoe với bạn bè về điểm du lịch kỳ thú này. Đây cũng là điểm nhấn đặc sắc khi chỉ còn vài ngày nữa lễ hội sẽ diễn ra và dự kiến sẽ có hàng chục ngàn lượt du khách tới tham quan.
Nguyên Bình

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.