Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya: Hứa hẹn nhiều mới lạ,hấp dẫn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chỉ còn hơn chục ngày nữa, lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya 2018 sẽ chính thức diễn ra. Đó cũng là thời điểm hoa dã quỳ vào độ nở rộ, vàng rực, đẹp miên man làm say lòng người. Ngoài việc tôn vinh vẻ đẹp tinh khiết của loài hoa dung dị này, lễ hội còn gắn liền với nhiều hoạt động đặc sắc, hứa hẹn mang đến cho du khách những khám phá và trải nghiệm thú vị.
Sẵn sàng cho ngày hội
Để lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya 2018 tạo dấu ấn và sức lan tỏa trong lòng du khách, ngay từ giữa quý II-2018, Ban tổ chức lễ hội đã có sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo trên tất cả các phương diện. 
Diễn tấu cồng chiêng và múa xoang trong lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya năm 2017.   Ảnh: Tấn Vịnh
Diễn tấu cồng chiêng và múa xoang trong lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya năm 2017. Ảnh: Tấn Vịnh
Ông Nguyễn Hữu Quới-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Chư Pah, cho biết: Sau khi thành lập Ban tổ chức lễ hội, các tiểu ban đã bắt tay vào triển khai một số công việc cụ thể. Để tạo không gian mới lạ, phù hợp, huyện đã di dời nhà rông làng Ia Gri về địa điểm mới, dựa lưng vào núi lửa. Không gian lễ hội diễn ra ở phía trước nhà rông, ngay tại chân núi. Huyện cũng đã đầu tư kinh phí sửa chữa đường giao thông, trồng cây xanh 2 bên đường nối từ xã Nghĩa Hưng qua xã Chư Jôr đến địa điểm tổ chức lễ hội; phát dọn và trồng hoa dã quỳ dọc 2 bên đường lên xuống; sửa chữa khuôn viên và trồng cây xanh xung quanh nhà rông làng Ia Gri; xây dựng trang Facbook về lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya năm 2018, thu hút khoảng 50.000 lượt người theo dõi. 
Các tuyến đường đến khu vực trung tâm lễ hội cũng đã được đoàn viên thanh niên trong huyện tích cực dọn dẹp, phát quang, tạo môi trường thông thoáng, sạch đẹp để đón du khách. Anh Rơ Châm Mruych-Bí thư Huyện Đoàn Chư Pah-cho hay: “Lực lượng đoàn viên thanh niên còn đảm nhận vai trò giữ xe cho du khách, phối hợp với các đơn vị tài trợ việc in tờ phướn để quảng bá lễ hội. Bên cạnh đó, chúng tôi bố trí lực lượng tình nguyện viên hỗ trợ, tư vấn cho du khách mọi vấn đề trước, trong và cả sau lễ hội”.
Ông Nguyễn Ngọc Bốn-Trưởng trạm Cấp nước và Dịch vụ đô thị huyện Chư Pah-cho biết: “Giao thông đi lại đã được chuẩn bị chu đáo. Tuyến đường từ quốc lộ vào khu lễ hội được duy tu, sửa chữa. Tuyến đường lên núi lửa cũng được san ủi, thảm bê tông để tạo thuận lợi cho du khách khi thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên. Hệ thống điện chiếu sáng, xử lý rác thải đã hoàn tất. Chúng tôi cũng đã chủ động bố trí xe bồn chở nước và nhà vệ sinh công cộng để phục vụ sự kiện”.
Phiên chợ nông sản sạch tại lễ hội đã được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hoàn tất công tác chuẩn bị. Đến thời điểm này, đã có 40 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia bày bán các sản phẩm, nông sản sạch của địa phương. Các xã, thị trấn đã thành lập, tuyển chọn nghệ nhân và vận động viên tập luyện để tham gia lễ hội.
Chủ tịch UBND xã Chư Đăng Ya Nguyễn Văn Nội chia sẻ thêm: “Địa phương đã chỉ đạo lực lượng công an xã đảm bảo vấn đề trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn trong thời gian diễn ra lễ hội. Bên cạnh đó, xã cũng vận động một số nhà dân tạo điều kiện cho du khách có nhu cầu ở lại qua đêm để tham gia các hoạt động lễ hội về đêm”. Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Quang Hưng-Phó Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Chư Pah-cho biết: Khác với mùa lễ hội 2017, năm nay, đường lên-xuống núi được lát tam cấp bằng đá bazan, dây thừng giăng làm điểm tựa 2 bên cho du khách trong quá trình di chuyển. Trên chặng đường leo núi sẽ bố trí một số trạm dừng nghỉ để du khách nghỉ ngơi, thư giãn, có không gian chụp ảnh, ngắm hoa… Các trạm dừng có bố trí ghế đá, chiếu nghỉ, chòi tránh nắng mưa”.
Nhiều hoạt động mới lạ, hấp dẫn
Các nghệ nhân tham gia biểu diễn tại lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya năm 2017.                     Ảnh: Tấn Vịnh
Các nghệ nhân tham gia biểu diễn tại lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya năm 2017. Ảnh: Tấn Vịnh
Trong lần thứ 2 tổ chức, màn khai hội do Câu lạc bộ (CLB) Gió đại ngàn thực hiện hứa hẹn sẽ tạo nên ấn tượng khó quên cho du khách. Anh Nguyễn Chí Vinh-Chủ nhiệm CLB-chia sẻ: “Để thắp lửa trong ngày khai hội, chúng tôi phải đưa ngọn lửa từ trên đỉnh núi xuống chân núi. Đây không phải là việc dễ dàng vì quãng đường đưa lửa từ đỉnh xuống chân núi dài gần 3 km, nhưng các thành viên trong nhóm hứa sẽ cố gắng thực hiện thành công”. Ngoài ra, CLB còn tổ chức hội thi thả diều nghệ thuật với chủ đề “Sắc màu lễ hội” nhằm quảng bá, tôn vinh nghệ thuật chế tác và thả diều trong văn hóa Việt Nam.  Những cánh diều đủ hình dáng sẽ hội ngộ cùng du khách  từ 13 giờ 30 phút đến 15 giờ ngày 12-11-2018.

Giữ nguyên ngày tổ chức lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya 2018
Chiều 18-10, Ban tổ chức lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya năm 2018 đã tổ chức họp nhằm thống nhất lần cuối kịch bản chương trình. Theo đó, vẫn thống nhất giữ nguyên ngày tổ chức lễ hội như kế hoạch ban đầu (từ ngày 10 đến 13-11-2018) tại sân nhà rông làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Pah. 
Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya là một phần nội dung của Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018. Tuy nhiên, mới đây UBND tỉnh đã quyết định lùi ngày tổ chức Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đến cuối tháng 11-2018 (thay vì từ ngày 9 đến 11-11-2018 như dự kiến).

Đặc biệt, 20 cánh dù của CLB Dù lượn Hà Nội sẽ giúp du khách có cơ hội ngắm nhìn núi lửa Chư Đăng Ya từ trên cao. Mỗi phi công khi bay có thể kèm theo một du khách để cùng khám phá loại hình thể thao thú vị này (với giá khoảng 2,5 triệu đồng/lượt). Có đến 2 nội dung được trình diễn, đó là bay từ trên đỉnh xuống chân núi đối với dù lượn bình thường, còn dù lượn có động cơ sẽ bay từ chân núi lên đỉnh. 
Hội thi tiếng hót chim chào mào cũng là nội dung mới góp phần làm lễ hội thêm phần hấp dẫn. Sẽ có 300 lồng chim do các nghệ nhân trong và ngoài tỉnh đồng loạt trình diễn tại hội thi. Anh Trần Văn Tính-chủ nhiệm CLB Chim cảnh Gia Lai-cho biết: “Các chú chim chào mào đẹp nhất sẽ được tuyển chọn tham gia lễ hội. Sau khi trao giải tại hội thi, CLB sẽ dành 30 suất quà trích từ nguồn quỹ CLB để trao cho các hộ nghèo của xã Chư Đăng Ya”.
Trên hành trình đến với lễ hội còn có một điểm đến tâm linh, đó là ngôi nhà thờ cổ được xây dựng từ những năm 1906-1913, cách địa điểm tổ chức lễ hội hơn 1 km. “Ban tổ chức lễ hội đã làm biển hướng dẫn đường đi, kết nối tạo thành tuyến du lịch Chư Đăng Ya-nhà thờ cổ, kết hợp ngắm cánh đồng mùa lúa chín vàng, những rặng cây xà cừ sừng sững chở che, xa xa là đỉnh Chư Nâm ngút ngàn mây trắng…”- ông Nay Kiên-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pah, Trưởng ban tổ chức lễ hội nhấn mạnh.
Cùng với đó, các hoạt động trình diễn cồng chiêng, nghệ thuật đan lát, tạc tượng; các trò chơi dân gian (có giải thưởng); triển lãm ảnh đẹp về Chư Pah; phục dựng nghi lễ mừng lúa mới của dân tộc Jrai... cũng hứa hẹn sẽ mang lại một mùa lễ hội thành công. 
Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Tây Nguyên phải là một biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam

Tây Nguyên phải là một biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam

(GLO)- Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Gia Lai, tối 30-11, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc-Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã đến dự và phát biểu khai mạc Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018. Báo Gia Lai Điện tử trích đăng bài phát biểu quan trọng này.
Đặc sắc văn hóa và âm nhạc dân tộc

Đặc sắc văn hóa và âm nhạc dân tộc

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ của Festival Cồng chiêng, Triển lãm “Nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam“ với hoạt động trưng bày cùng diễn xướng đem lại một không gian rực rỡ sắc màu văn hóa và nghệ thuật trải dài từ Nam tới Bắc. Triển lãm trở thành một điểm nhấn rất riêng, thu hút đông đảo du khách.
Những "sứ giả" đặc biệt tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Những "sứ giả" đặc biệt tại Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Trong hơn 1.000 nghệ nhân tụ hội về TP. Pleiku dịp này, có người đã từng tham gia 2 kỳ Festival Văn hóa Cồng chiêng. Có người đã ở tuổi bát thập nhưng cũng có những em nhỏ vừa bước vào lớp 1. Hơn hết, họ đều là những “sứ giả“ của văn hóa, đại diện cho dân tộc trình diễn những nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc nhất.
Festival Công chiêng Tây Nguyên 2018 giới thiệu nhiều đặc sản đến du khách

Festival Công chiêng Tây Nguyên 2018 giới thiệu nhiều đặc sản đến du khách

(GLO)- Bên lề lễ hội Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là hơn 50 gian hàng giới thiệu đặc sản nổi tiếng của núi rừng Gia Lai. Đây không chỉ “điểm nhấn“ hấp dẫn du khách đến tham quan, mua sắm mà còn là cơ hội quảng bá, tìm đầu ra cho sản phẩm cho địa phương.
Học sinh nội trú "giữ lửa" cồng chiêng

Học sinh nội trú "giữ lửa" cồng chiêng

(GLO)- Nhằm bảo tồn và phát huy không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Ia Pa đã đưa cồng chiêng vào các giờ ngoại khóa hàng tuần. Đặc biệt, trước đó, nhà trường đã chủ động phối hợp với Phòng Văn hóa-Thông tin huyện mời nghệ nhân để ươm mầm “hạt giống“ của nghệ thuật cồng chiêng.
Thường trực Tỉnh ủy làm việc về công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng

Thường trực Tỉnh ủy làm việc về công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng

(GLO)- Ngày 21-11, tại TP. Pleiku, Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác chuẩn bị cho Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Văn phòng Tỉnh ủy; Thành ủy, UBND TP. Pleiku; Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.
Hoàn tất công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

Hoàn tất công tác chuẩn bị Festival Cồng chiêng Tây Nguyên

(GLO)- Chiều 20-11, Ban tổ chức Festival cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai năm 2018 tổ chức cuộc họp nghe lãnh đạo các sở, ngành, địa phương báo cáo công tác tổ chức lễ hội này. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành cùng các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Nữ Thu Hà, Kpă Thuyên chủ trì cuộc họp.