Bị từ chối quả phạt penalty, Việt Nam thua sát nút Australia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Một lần nữa, công nghệ VAR lại mang đến nỗi thất vọng cho đội tuyển Việt Nam. Thầy trò huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đã đứng trước cơ hội tạo nên điều bất ngờ nhưng tiếp tục tay trắng trước đội bóng được đánh giá mạnh hơn. 
Đội tuyển Việt Nam trở về sân nhà Mỹ Đình trong ngày HLV Park Hang-seo đón nhận tin vui. Trung vệ trụ cột Bùi Tiến Dũng đã kịp trở lại ở đội hình xuất phát sau quãng thời gian chấn thương. Bên cạnh đó, ông thầy người Hàn cũng trao niềm tin cho Văn Lâm để thay Tấn Trường ở vị trí người gác đền và Hồng Duy thay Văn Thanh ở vị trí hậu vệ trái. Có lẽ vị thuyền trưởng của đội tuyển Việt Nam trông chờ vào tốc độ trong những pha leo biên của hậu vệ cánh câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai. 
Dù chơi trên sân không có khán giả nhưng các cầu thủ Việt Nam vẫn có được sự tự tin trước đối thủ mạnh như Australia. Đội bóng xứ sở chuột túi vẫn là những người kiểm soát trận đấu để dồn đối thủ về bên phần sân nhà. Nhưng các học trò của HLV Park Hang-seo không hề phòng ngự một cách bị động mà sẵn sàng cơ động cho những pha phản công. Những mắt xích Quang Hải-Hoàng Đức-Tuấn Anh nơi hàng tiền vệ luôn chủ động hướng bóng lên tuyến trên mỗi khi có cơ hội. Thậm chí, cơ hội dứt điểm đầu tiên của trận đấu lại thuộc về Việt Nam với cú dứt điểm trong tư thế với bóng của Quang Hải. 
Các cầu thủ Australia (phải) đã gặp không ít khó khăn trước đội chủ nhà Ảnh VFF
Các cầu thủ Australia (phải) đã gặp không ít khó khăn trước đội chủ nhà. Ảnh: VFF
Trong hiệp 1, dường như đoàn quân HLV Graham Arnold chơi có phần dè chừng trên sân Mỹ Đình. Họ tấn công với một nhịp độ chậm và không có mảng miếng rõ rệt, không mang tính “sát thương” cao. Bởi thế, hàng phòng ngự số đông của đội chủ nhà đã làm tốt nhiệm vụ giải vây cho khung thành của Văn Lâm. Trong tình cảnh đó, Việt Nam đã gây cho Australia một phen hú hồn với cú dứt điểm bằng chân phải của Hồng Duy đưa bóng chạm tay hậu vệ đối phương trong vòng cấm. Tuy vậy, sau khi dừng trận đấu để tham khảo công nghệ VAR, trọng tài người Qatar đã khước từ quả phạt penalty cho Việt Nam. 
Chưa hết nuối tiếc với tình huống gây tranh cãi này, đội tuyển Việt Nam đã phải trả giá vì một tình huống mất tập trung. Trong một pha bóng đơn giản ở phút 44, hậu vệ Rhyan Grant phá bẫy việt vị lao xuống đánh đầu hạ gục Văn Lâm mở tỷ số 1-0. Đây là tình huống có phần lưỡng lự trong pha ra vào của thủ môn cũng như cách bẫy việt vị của các hậu vệ Việt Nam. 
Có bàn thắng dẫn trước, HLV Graham Arnold đã yêu cầu các học trò giảm nhịp trận đấu khi bước sang hiệp 2. Đây là đấu pháp hợp lý nhằm nắm thế chủ động để không rơi vào những tình huống phản công như đã xảy ra trong hiệp 1. Trong khi đó, HLV Park Hang-seo đã có sự thay đổi bước ngoặt về chiến thuật khi tung Văn Toàn vào sân để rút Tuấn Anh rời sân. Điều này đồng nghĩa với việc Quang Hải sẽ được kéo về khu trung tuyến thay vì có phần dạt cánh như trong hiệp 1. Sau khoảng thời gian không tạo được nhiều đột biến, chiến lược gia người Hàn tiếp tục tung Đức Huy, Đức Chinh, Thanh Bình, Tấn Tài vào sân. 
Đội tuyển Việt Nam (phải) tiếp tục để lại những tiếc nuối Ảnh VFF
Đội tuyển Việt Nam (phải) tiếp tục để lại những tiếc nuối. Ảnh: VFF

Nhưng có lẽ, đây chỉ là sự thay đổi nhằm tạo cơ hội cho các cầu thủ dự bị. Bởi trên thực tế suốt hiệp 2, đội tuyển Việt Nam cũng không có nhiều pha hãm thành về phía khung thành đối phương. Văn Toàn có một vài pha bóng chứng tỏ được tốc độ và sự xông xáo thường thấy. Nhưng nỗ lực của tiền đạo người Hải Dương là chưa đủ công phá hàng thủ đối phương. Những pha phối hợp của đội chủ sân Mỹ Đình vẫn gặp rất nhiều khó khăn bởi đối thủ chọn cách chơi an toàn. Rõ ràng, Australia đã chơi đầy thực dụng, không muốn mạo hiểm với một đối thủ vốn có những pha phản công lợi hại lại được chơi trên sân nhà. 
Trong một thế trận mà bóng chủ yếu lăn ở khu vực giữa sân, hiệp 2 đã trôi qua một cách khá nhạt nhòa khi không có nhiều cơ hội tạo về phía khung thành của đôi bên. Thất bại với tỷ số 0-1, đội tuyển Việt Nam tiếp tục trắng tay nhưng cũng đã thể hiện được nhiều điều. Người hâm mộ Việt Nam vẫn có quyền tiếc nuối với những gì các cầu thủ đội nhà thể hiện trước đối thủ đẳng cấp. 
LÊ VĂN NGỌC 

Có thể bạn quan tâm

Cung đường chạy của giải đi qua các thắng cảnh đẹp của Gia Lai. Ảnh: Văn Ngọc

Gia Lai City Trail 2024: Thêm trải nghiệm, tăng sự hấp dẫn

(GLO)-Cuối tuần này, phố núi Pleiku lại sôi động với Giải chạy Gia Lai City Trail 2024-Giấc mơ đại ngàn. Với khoảng 6.800 vận động viên (VĐV) trong và ngoài nước tham dự, lại có thêm nhiều hoạt động trải nghiệm đi kèm, giải chạy này hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn và để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

(GLO)- Ngày 21-9, Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai đã diễn ra tại sân bóng đá trong khuôn viên Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Gia Lai. Giải được tổ chức nhằm phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3.
Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

(GLO)-

Rạng sáng 15-9, hơn 1.500 chân chạy đã đồng hành trong giải chạy thiện nguyện “Nâng bước em đến trường”. Các runner không chỉ được thỏa sức chinh phục cung đường đẹp như mơ của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai), mà hơn cả còn chung tay tiếp sức cho các em học sinh vùng khó.