Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên: Tham nhũng, tiêu cực phát hiện đến đâu, xử lý đến đó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 4-1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng-chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến các điểm cầu UBND tỉnh, cấp huyện và cấp xã với sự tham gia của gần 3.200 đại biểu. 
Các đồng chí: Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trương Hải Long-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh. Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy đồng chủ trì hội nghị.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Dự hội nghị tại điểm cầu chính còn có các đồng chí: Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Hồ Văn Điềm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị. 
Báo cáo tại hội nghị nêu rõ: Trong năm 2022, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy đã quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, tổ chức Đảng, các cơ quan, đơn vị và địa phương triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phòng-chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, tỉnh cũng thành lập Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của cấp trên.
Trong năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức kiểm tra 4 tổ chức Đảng và 11 đảng viên; giám sát 5 tổ chức Đảng, 13 đảng viên về việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, tài nguyên khoáng sản, công tác cán bộ… Qua đó, đã thi hành kỷ luật 3 đảng viên, đình chỉ chức vụ trong Đảng 1 đảng viên. Cùng với đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cơ quan, xác minh làm rõ các vụ việc do Cục Cảnh sát Kinh tế, Bộ Công an chuyển giao, ủy thác xác minh; truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế, tiêu cực phức tạp được dư luận xã hội quan tâm. 
Bên cạnh đó, các cấp, các ngành đã thực hiện có hiệu quả giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực. Theo đó đã chuyển đổi vị trí công tác 142 trường hợp. Thanh tra tỉnh đã quyết định xác minh tài sản, thu nhập của 44 người tại các đơn vị. Về kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, qua công tác kiểm tra, xác minh nội dung phản ánh, tố cáo, kiến nghị, cơ quan chức năng đã phát hiện 4 vụ việc vi phạm và có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực. Cùng với đó, ngành Thanh tra đã phát hiện sai phạm về tài chính tại 227 đơn vị với tổng số tiền gần 36,4 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi gần 35 tỷ đồng và đã thu hồi được trên 27,7 tỷ đồng. Tổ chức kiểm điểm đối với 39 tập thể, 226 cá nhân và chuyển 7 hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra. Để răn đe, xử lý đối với các vụ việc tham nhũng, tiêu cực, Cơ quan Điều tra 2 cấp thụ lý, điều tra 15 vụ với 34 bị can về tội phạm tham nhũng, chức vụ. Trong chỉ đạo xử lý, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy đã giao cho Ban Nội chính Tỉnh ủy theo dõi, đôn đốc 31 vụ án, vụ việc liên quan đến tham nhũng, tiêu cực và chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Tại hội nghị, các đại biểu đã phát biểu, thảo luận và đề ra một số giải pháp để làm tốt hơn công tác phòng-chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023. Trong đó, tập trung thanh tra, kiểm tra những lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm như: xây dựng cơ bản, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mua sắm tài sản…, từ đó kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi sai phạm. 
Các đại biểu phát biểu thảo luận tại hội nghị. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Các đại biểu phát biểu thảo luận tại hội nghị. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên đã biểu dương những kết quả mà các cơ quan, đơn vị đã đạt được trong công tác phòng-chống tham nhũng, tiêu cực. Việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh đã đem lại hiệu quả cao, được Nhân dân đồng tình ủng hộ; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đã kịp thời phát hiện sai phạm và xử lý nghiêm theo quy định, có tác dụng răn đe. Việc xử lý kịp thời, nghiêm minh những người vi phạm cũng góp phần tích cực vào việc phòng-chống tham nhũng, tiêu cực.
Bí thư Tỉnh ủy cũng chỉ ra một số hạn chế, tồn tại trong công tác này, trong đó, việc tự phát hiện sai phạm trong nội bộ còn ít, nhưng khi thanh tra, kiểm tra của cơ quan cấp trên mới phát hiện. Việc triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh đã xảy ra sai phạm; còn có dư luận về việc vòi vĩnh, sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp vẫn còn tồn tại; công tác điều tra, xử lý, giám định tài sản, cung cấp hồ sơ của một số cơ quan cũng như tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ việc, vụ án tham nhũng vẫn còn chậm. 
Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên kết luận hội nghị. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Trên cơ sở đó, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên đề nghị thời gian tới, các ngành, địa phương tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác phòng-chống tham nhũng, phát huy tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Phát huy vai trò của cấp ủy, người đứng đầu trong việc tự thanh tra, kiểm tra để phát hiện sai phạm tại cơ quan, đơn vị mình. Cùng với đó, thực hiện hiệu quả các giải pháp, công khai minh bạch quy chế chi tiêu nội bộ trong từng cơ quan, đơn vị; tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác. Cấp ủy, chính quyền, các cơ quan thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, thanh tra tập trung thực hiện kiểm tra, giám sát tập trung vào các lĩnh vực: đất đai, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản công, công tác cán bộ.
Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: “Chúng ta sẽ tập trung vào thanh tra, kiểm tra các chương trình mục tiêu quốc gia. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về phòng-chống tham nhũng, tiêu cực. Các cơ quan tư pháp đẩy nhanh tiến độ điều tra, xét xử các vụ án liên quan đến tham nhũng, kinh tế. Quan điểm của tỉnh là rõ đến đâu xử lý đến đó không để kéo dài. Thực hiện nghiêm việc kiểm soát quyền lực ngày từ trong cơ quan, đơn vị để phòng-chống tham nhũng. Phát huy vai trò của Mặt trận, các đoàn thể, các cơ quan thông tin truyền thông trong việc đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực.
VĨNH HOÀNG

Có thể bạn quan tâm

Các chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 trong giờ đọc báo. Ảnh: đơn vị cung cấp.

Lữ đoàn Pháo phòng không 234 chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

(GLO)- Những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Lữ đoàn Pháo phòng không 234 (Quân đoàn 34) đã có bước chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội trong cán bộ, chiến sĩ.

Hồi hương trong tình người và hy vọng

Hồi hương trong tình người và hy vọng

(GLO)- Khi mùa khô năm 2024 vừa chớm, ở buôn Ia Rnho (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) có một người lặng lẽ rời đi. Đó là Nay Tri-người từng vướng vào vụ phá rừng, luôn sống trong nỗi lo sợ bị pháp luật trừng trị.

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

(GLO)- Trải qua 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với truyền thống đơn vị được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

50 học viên tham gia bồi dưỡng kiến thức dân tộc

50 học viên tham gia bồi dưỡng kiến thức dân tộc

(GLO)- Sáng 9-6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2025. Tham gia lớp bồi dưỡng có 50 học viên là cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

null