Bí quyết "săn" việc làm thời vụ Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chọn đúng kênh tuyển dụng uy tín và luôn tỉnh táo trước thông tin tuyển dụng sẽ giúp lao động thời vụ có được việc làm tốt.

Giáp Tết là lúc thị trường lao động thời vụ sôi động với nhiều vị trí việc làm lương cao, thời gian linh hoạt.

Từ các ứng dụng tìm việc, trang web tuyển dụng, rao vặt cho đến mạng xã hội bắt đầu sôi động tuyển dụng lao động thời vụ. Đây chính là thời điểm các doanh nghiệp (DN) tăng tốc cho mùa kinh doanh cuối năm, hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh cũng như đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lớn các mặt hàng liên quan đến Tết. Đặc biệt năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều lao động sẽ không về quê đón Tết, sinh viên cũng ở lại nhiều hơn để tìm kiếm việc làm, kiếm thêm thu nhập trang trải cho một năm gặp nhiều khó khăn vừa qua.

Tìm hiểu kỹ thông tin

Thị trường tuyển dụng thời vụ mùa Tết rất sôi động, hấp dẫn nhưng để tìm được một việc làm đáng tin cậy không phải là điều dễ dàng với người lao động (NLĐ).

Lừa đảo, không trả lương, bóc lột sức lao động… là những việc thường xuyên xảy ra, đặc biệt là trong thời điểm này. Nhiều trung tâm giới thiệu việc ảo, làm ăn chụp giật với chiêu quảng cáo hấp dẫn như việc làm Tết lương cao, nhận việc ngay, lương trả đúng hẹn, uy tín, bảo đảm không mất phí… mọc lên để lừa NLĐ. Vì thế, NLĐ muốn tìm việc làm thêm vào dịp Tết phải cẩn thận, tránh bị thiệt hại cho bản thân.


 

Nhân viên phục vụ luôn thu hút một lượng lớn lao động thời vụ mùa Tết
Nhân viên phục vụ luôn thu hút một lượng lớn lao động thời vụ mùa Tết



Theo bà Phạm Thị Bảo Nguyên, đồng sáng lập ứng dụng việc làm EasyJob, NLĐ cần trang bị cho mình những thông tin đầy đủ và phải thật sự sáng suốt khi đưa ra quyết định. Để tìm được những việc làm thời vụ phù hợp, NLĐ nên theo dõi thông tin trên các website, ứng dụng tìm kiếm việc làm, yêu cầu công việc cụ thể của những việc làm thêm thời vụ. Điều này giúp cho NLĐ tránh tình trạng "bỏ của chạy lấy người", vừa tốn công sức vừa tốn thời gian. "Hiện nay, rất nhiều trang web, ứng dụng tuyển dụng việc làm trực tuyến với hàng vạn cơ hội việc làm cho NLĐ. Việc kết nối giữa nhà tuyển dụng và người tìm việc làm cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn. Do đó, NLĐ cần mở rộng cơ hội tìm việc của mình thông qua nhiều trang, kênh khác nhau được các nhà tuyển dụng, công ty lớn tín nhiệm và theo dõi thông tin để có cơ hội kiếm được việc làm phù hợp với mong muốn của bản thân. Khi chọn được việc làm phù hợp, hãy tìm hiểu thật kỹ nhà tuyển dụng trước khi ứng tuyển bằng cách kiểm tra các thông tin đó với nhà tuyển dụng để tránh bị lừa đảo" - bà Nguyên chia sẻ.

Các trung tâm giới thiệu việc làm (GTVL) dành cho sinh viên của trường đại học, cao đẳng cũng thường xuyên cập nhật tuyển dụng theo đặt hàng của các nhà tuyển dụng lớn. Các trung tâm GTVL của quận huyện, thành phố hay của các đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ… cũng là nơi uy tín để NLĐ có thể chọn cho mình một công việc làm thêm cho mùa Tết sắp tới. Một trong những thông tin tuyển dụng đáng tin cậy có thể đến từ những mối quan hệ của NLĐ với đồng nghiệp công ty cũ hay mối quan hệ với các nhà tuyển dụng trước đó. NLĐ hoàn toàn có thể chủ động liên hệ với họ để thăm dò về các công việc làm thêm dịp Tết. Tuy nhiên, nếu là người thân hay bạn bè giới thiệu thì NLĐ cũng nên đến tận nơi để trực tiếp tìm hiểu công việc, tránh bị "vắt chanh bỏ vỏ".

Tỉnh táo trước mọi thông tin

Ông Trần Trung Hiếu, sáng lập và điều hành TopCV - một ứng dụng tạo hồ sơ xin việc làm trực tuyến và tuyển dụng, cho rằng khi đi tìm việc làm thêm mùa Tết, NLĐ như lạc vào rừng rậm bị bủa vây bởi hàng vạn thông tin tuyển dụng hấp dẫn. Vì thế, NLĐ phải hết sức cảnh giác trước những thông tin tuyển dụng quá dễ dàng, lương cao với những yêu cầu giản đơn. Bởi điều này cũng tương ứng với những thông tin lừa đảo nhằm bóc lột sức lao động của người tìm việc. Đặc biệt, NLĐ cũng cần cảnh giác trước tình trạng người môi giới việc làm yêu cầu trả trước phí giới thiệu với mức quá cao. "Dù là công việc làm thêm mùa Tết nhưng NLĐ cũng cần xác định mong muốn của bản thân đối với vị trí và công việc. Suy xét có khả năng và nhu cầu làm công việc gì, địa điểm và thời gian ra sao. Khi xác định được rõ vị trí công việc mình ứng tuyển, NLĐ sẽ không bị mất phương hướng trước hàng trăm tin tuyển dụng tràn lan trên các website, ứng dụng tìm việc" - ông Hiếu lưu ý.

Cũng theo ông Hiếu, để tránh những rủi ro giữa NLĐ và nhà tuyển dụng, cần có cam kết rõ ràng để tránh bất đồng, tranh chấp về sau. Dù chỉ là công việc làm thêm tạm thời nhưng NLĐ cũng cần nghiên cứu tính chất đặc thù của công việc và thỏa thuận rõ ràng, tránh tình trạng bị các nhà tuyển dụng bóc lột công sức vì không có sự thỏa thuận trước, mà đa phần khi có mâu thuẫn xảy ra phần thiệt luôn về NLĐ. Điều này có vẻ hơi phức tạp so với một công việc thời vụ chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn, tuy nhiên là cần thiết để tránh những tranh chấp không đáng có.


 

Bài và ảnh: GIANG NAM
(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.