Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai: Tạo đột phá để nâng hạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm gần đây, với sự quan tâm đầu tư nhiều mặt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn. Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, Bệnh viện không chỉ tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ y-bác sĩ mà còn thường xuyên tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật cao từ các bệnh viện tuyến trên, phấn đấu trở thành bệnh viện hạng I.

Điều này đã góp phần nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh, đem lại các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân, hạn chế tình trạng chuyển viện.

Đáp ứng nhu cầu người dân

Năm 2016, ông Tăng Quốc Vĩnh (thôn Hàm Rồng, xã Chư Hdrông, TP. Pleiku) là một trong những bệnh nhân đầu tiên được các bác sĩ phẫu thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Ca phẫu thuật do ê kíp các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện trong chương trình chuyển giao kỹ thuật, đào tạo chuyên sâu trên lĩnh vực tim mạch theo đề án “Bệnh viện vệ tinh Tim mạch” và thỏa thuận chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Tim Hà Nội cho Bệnh viện Đa khoa Gia Lai.

 Chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: N.N
Chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: N.N



2 năm sau cuộc phẫu thuật, ông Tăng Quốc Vĩnh xúc động cho biết: “Ca phẫu thuật thành công mỹ mãn, sức khỏe của tôi có nhiều tiến triển. Trước đây, làm việc gì tôi cũng cảm thấy nhanh mệt, cơ thể yếu, thường xuyên bị choáng và ngất. Được phẫu thuật ngay tại tỉnh, gia đình tôi còn tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể trong điều trị bệnh”.

Không chỉ ông Vĩnh, đầu tháng 8-2018 vừa qua, 3 bệnh nhân khác là bà Nguyễn Thị Hương (xã Ia Rong, huyện Chư Pưh) với chẩn đoán rối loạn nhịp tim; ông Trịnh Duy Bình (xã Diên Phú, TP. Pleiku) chẩn đoán nhịp chậm do suy nút xoang và bà Ksor HDung (phường Hoa Lư, TP. Pleiku) chẩn đoán suy tim rung nhĩ cũng đã được phẫu thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn... Như vậy, đến nay đã có 10 bệnh nhân được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện phẫu thuật này.

Ngoài lĩnh vực tim mạch can thiệp, việc ứng dụng kỹ thuật cao trong các lĩnh vực thuộc Ngoại khoa, Thần kinh, Răng-Hàm-Mặt, Sản khoa… đã mở ra nhiều cơ hội cho bệnh nhân tỉnh nhà tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật cao trong khám-chữa bệnh. Sau ca phẫu thuật thay khớp háng vào ngày 4-8-2018 do bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cùng ê kíp các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện, sức khỏe của 2 bệnh nhân Lê Thị Gái (83 tuổi) và Quảng Thị Bốn (82 tuổi, cùng trú tại TP. Pleiku) đã chuyển biến tích cực, chân có thể co duỗi bình thường, vận động thuận lợi hơn... Trước đó, bệnh nhân Lê Thị Gái được chẩn đoán hoại tử cổ xương đùi trái, chỉ định phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo; còn bệnh nhân Quảng Thị Bốn chẩn đoán hoại tử chỏm xương đùi, gãy cổ xương đùi phải, gây đau nhức, vận động khó khăn, chỉ định phẫu thuật thay chỏm nhân tạo. Khi chưa phẫu thuật, bà Gái và bà Bốn đều vận động khó khăn, chân không thể co duỗi bình thường… Tuổi cao, sức yếu, nếu phải đi xa điều trị thì không chỉ tốn kém chi phí đi lại, ăn ở mà sức khỏe của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng. Và tin vui đã đến với gia đình khi 2 bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật thành công ngay tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Hướng tới mục tiêu bệnh viện hạng I

 Bệnh viện Đa khoa tỉnh. (Ảnh nguồn internet)
Bệnh viện Đa khoa tỉnh. (Ảnh nguồn internet)



Nhằm đáp ứng nhu cầu khám-chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh không chỉ quán triệt thái độ, tinh thần phục vụ của cán bộ y tế nhằm hướng đến sự hài lòng của người bệnh mà còn tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang-thiết bị y tế… Đặc biệt, đơn vị còn quan tâm, chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ y-bác sĩ, nhân viên y tế. Tranh thủ sự hỗ trợ, hướng dẫn từ các bệnh viện tuyến trên, Bệnh viện thường xuyên tổ chức nhiều đợt tiếp nhận chuyển giao các gói kỹ thuật cao và ứng dụng vào công tác điều trị, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, là tiền đề khả thi trong việc thực hiện mục tiêu nâng cấp lên bệnh viện hạng I.

Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Bá Mỹ-Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh-cho biết: Từ năm 2015 đến nay, Bệnh viện đã tiếp nhận nhiều gói kỹ thuật cao và ứng dụng trong điều trị, đem lại hiệu quả và lợi ích thiết thực cho người bệnh. Cụ thể, trong lĩnh vực Ngoại khoa, năm 2017, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Phẫu thuật nội soi Châu Á Thái Bình Dương chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật nội soi ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho các bác sĩ chuyên ngành phẫu thuật nội soi đến từ các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

 



Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiện là bệnh viện hạng II; số giường bệnh kế hoạch được giao là 800, thực kê 1.061 giường bệnh, công suất sử dụng đạt 123%. Bệnh viện có 8 phòng chức năng, 30 khoa (gồm 20 khoa lâm sàng, 6 khoa cận lâm sàng, 1 khoa khám đa khoa, 1 khoa kiểm soát nhiễm khuẩn và 2 khoa hậu cần). Trung bình Bệnh viện tiếp nhận khám cho khoảng 1.000 lượt người/ngày; số bệnh nhân nhập viện điều trị trung bình trên 100 người/ngày và bệnh nhân nằm viện điều trị hàng ngày khoảng 750 người.
 

Thực hiện thỏa thuận chuyển giao kỹ thuật chuyên môn giữa Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh và Sở Y tế Gia Lai, vừa qua, Bệnh viện tiếp tục tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật thay khớp háng và nội soi chấn thương chỉnh hình từ Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Về lĩnh vực răng-hàm-mặt, Bệnh viện đã được Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật vùng hàm mặt; được Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt Trung ương tại Hà Nội chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật nội soi xoang hàm. Đối với lĩnh vực sản khoa, ngày 25-8 vừa qua, Bệnh viện đã được Bệnh viện Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật cắt tử cung qua nội soi. Đây là lần đầu tiên Bệnh viện triển khai thực hiện kỹ thuật khó này và đã có 6 bệnh nhân được phẫu thuật thành công.

Trong lĩnh vực tim mạch can thiệp, thực hiện đề án “Bệnh viện vệ tinh Tim mạch” và thỏa thuận chuyển giao kỹ thuật, Bệnh viện Tim Hà Nội đã chuyển giao kỹ thuật đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn; kỹ thuật xử lý can thiệp mạch vành trong bệnh lý nhồi máu cơ tim cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Lĩnh vực khác như ung bướu cũng đã được Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội chuyển giao kỹ thuật điều trị ung thư… Qua tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật, chất lượng chẩn đoán các dịch vụ kỹ thuật cận lâm sàng: sinh hóa, vi sinh, huyết học, nội soi, CT scanner, MRI... đặc biệt là chẩn đoán siêu âm tại Bệnh viện ngày càng được nâng cao.

Theo Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh: “Sau khi tiếp nhận chuyển giao các gói kỹ thuật cao, trên tinh thần không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ê kíp bác sĩ của Bệnh viện đã tiếp thu và phát huy tốt việc ứng dụng vào công tác khám-chữa bệnh. Nhờ đó, Bệnh viện đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật phức tạp, góp phần giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển tuyến, củng cố và nâng cao uy tín, tạo niềm tin đối với người dân. Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và ngành Y tế, thời gian đến, Bệnh viện sẽ tiếp tục đầu tư về nhân lực, vật lực... để thực hiện mục tiêu nâng cấp lên bệnh viện hạng I, đáp ứng nhu cầu khám-chữa bệnh ngày càng tăng của người dân”.

Như Nguyện

Có thể bạn quan tâm

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null