Bầu Long, bầu Thụy và nỗi buồn của TP.HCM: Làm bóng đá thật khó!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ bầu Long đến bầu Thụy đều bỏ bóng đá vì cái xấu của V.League, bây giờ CLB TP.HCM cũng ngán ngẩm công tác trọng tài...
Từ bầu Long đến bầu Thụy
Cuối năm 2011, bóng đá Việt Nam xảy ra câu chuyện buồn là bầu Long nghỉ làm bóng đá dù tốn nhiều tiền bạc, tâm huyết để gầy dựng CLB Hòa Phát Hà Nội (HP.HN). Nguyên nhân là HP.HN bị o ép ở trận đấu với Hải Phòng.
Một năm sau, bầu Thụy ồn ào với chuyện sẽ chia tay bóng đá. Lý do là "hai đánh một", tức một mình CLB XM Xuân Thành Sài Gòn phải đấu với hai đội bóng liên quan đến bầu Hiển là Hà Nội FC và CLB Đà Nẵng. Ông Thụy nghỉ làm bóng đá vào năm 2013.

Bầu Thụy từng phản ứng chuyện bầu Hiển liên quan đến hai đội bóng. Sau đó, bầu Thụy bỏ bóng đá.
Bầu Thụy từng phản ứng chuyện bầu Hiển liên quan đến hai đội bóng. Sau đó, bầu Thụy bỏ bóng đá.
Điểm chung trong câu chuyện bầu Long, bầu Thụy bỏ bóng đá là vì họ định kiến với sự tiêu cực. Một người ngán ngẩm chuyện trọng tài sai, còn một người bất lực trước chuyện một ông chủ liên quan đến hai đội bóng.
Rõ ràng, cả bầu Thụy, bầu Long đều tốn rất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức để làm bóng đá. Nhưng họ không thể chấp nhận tham gia một cuộc chơi tồn tại những mặt trái và cứ "ném" về phía đội bóng của chính họ theo từng ngày.
Và chuyện của CLB TP.HCM
Bóng đá TP.HCM từng là một trong những địa phương rất mạnh, có những tên tuổi lẫy lừng và vang bóng một thời như Hải Quan, Cảng Sài Gòn, Công An TP.HCM... Nhưng từng có một thời gian dài thiếu một đội bóng chơi chuyên nghiệp bài bản, đầu tư mạnh và mang đến nhiều niềm vui cho người hâm mộ yêu bóng đá.
Cơn khát bóng đá của khán giả TP.HCM được giải tỏa khi CLB TP.HCM trở lại V.League vào năm 2017, có sự đầu tư mạnh về mọi mặt. CLB TP.HCM cũng giành ngôi Á quân V.League 2019 - thành tích tốt nhất gần 2 thập kỷ của bóng đá TP.HCM.
Dù vậy, những người làm bóng đá TP.HCM đang bắt đầu cảm thấy... ngán. Ở đây, họ ngán những cái xấu của bóng đá Việt Nam. Năm 2019, TP.HCM đua vô địch với Hà Nội FC, bầu Đức (CLB HAGL) phán một câu như lời tiên tri về cuộc đua: "Tôi cá TP.HCM không thể vô địch. 5 thằng ốm đánh 1 thằng mập thì sao chịu nổi. Cá gì tôi cũng cá".

CLB TPHCM đá bóng trong nỗi lo trọng tài
CLB TPHCM đá bóng trong nỗi lo trọng tài "đè". Ảnh: CLB TPHCM
Đáp án chính xác là bầu Đức nói trúng! TP.HCM không thể vô địch. Chính nhà cầm quân người Hàn Quốc - ông Chung Hae-seong cũng nói trên báo chí Hàn Quốc về chuyện không vui của bóng đá Việt Nam, từ chuyện một ông chủ liên quan đến các đội và chuyện trọng tài...
Một nghịch lý khác là CLB TP.HCM trong các mùa bóng vừa qua, cứ gặp Hà Nội FC là có chuyện liên quan đến trọng tài. Ví dụ trận đấu hồi năm ngoái trên sân Thống Nhất, đội chủ nhà chơi cực hay, có 2 cơ hội mười mươi ghi bàn nhưng bóng chạm tay cầu thủ Hà Nội FC, trọng tài vẫn không thổi phạt đền. Hậu quả, TP.HCM thua Hà Nội FC trong hiệp 2. Nếu trọng tài bắt chính xác và TP.HCM được hưởng phạt đền ở hiệp 1 thì mọi thứ đã khác.
Cũng từ câu chuyện bị "vua đè" theo kiểu kỳ lạ, lãnh đạo CLB TP.HCM muốn VFF thay ông Dương Văn Hiền (Trưởng ban trọng tài). Mùa này, họ tiếp tục có kiến nghị gửi VFF về chuyện trọng tài có nhiều lỗi sai sót trong trận đấu với Quảng Ninh.
Với mức độ niềm tin dành cho công tác trọng tài bị kéo dần chạm đáy, CLB TP.HCM bây giờ đá bóng trong cảnh ám ảnh vì trọng tài. Và nhìn từ câu chuyện bầu Thụy, bầu Long thì có nhiều điều để suy ngẫm dành cho CLB TPHCM. Hy vọng rằng VFF, VPF, Ban trọng tài cần kịp thời dứt điểm câu chuyện CLB TPHCM đụng Hà Nội FC là sợ "vua đè", vì không thay đổi được thì dễ có thêm một trường hợp như CLB XM Xuân Thành Sài Gòn (bầu Thụy), hay HP.HN (bầu Long)... 
Theo Dân Việt

Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.