Bắt khẩn cấp 3 người liên quan vụ làm quần áo bảo hộ y tế giả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Liên quan đến vụ án sản xuất trang phục bảo hộ y tế giả, chiều 9-3, Công an TP Hà Nội cho biết đã ra quyết định tạm giữ hình sự, bắt khẩn cấp 3 người để điều tra về hành vi sản xuất hàng giả.
 
Cơ quan liên ngành kiểm tra lô hàng giả quần áo bảo hộ y tế nhằm trục lợi dịch COVID-19 - Ảnh: LÊ HƯƠNG
Ba người bị bắt khẩn cấp gồm: Trường Thị Bình, phó giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ y tế Đức Anh, địa chỉ kinh doanh tại P.Trung Liệt, Q.Đống Đa, Hà Nội; Nguyễn Đức Việt Anh, nhân viên công ty và La Văn Thi, phụ trách bộ phận kinh doanh của công ty.
Trước đó, ngày 8-4, Tổ công tác 304 (Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương) phối hợp với Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Phòng cảnh sát kinh tế, Công an TP Hà Nội kiểm tra tại số nhà 5, ngõ 178, phố Tây Sơn, Q.Đống Đa phát hiện kho "khủng" thiết bị, vật tư y tế có dấu hiệu làm giả.
 
Lô hàng bị thu giữ - Ảnh: LÊ HƯƠNG
Tại kho hàng nhân viên đang đóng gói nhiều mặt hàng khẩu trang, quần áo phòng mổ, dung dịch sát khuẩn, hóa chất cùng nhiều thiết bị y tế chưa rõ chủng loại. Cùng một số máy móc và các loại vỏ hộp, bao bì để phục vụ việc đóng gói sản phẩm.
Theo kết luận giám định của Phòng kỹ thuật hình sự Công an TP Hà Nội, hơn 1.300 bộ quần áo bảo hộ y tế này là hàng giả. 
Quá trình đấu tranh cơ quan công an đã làm rõ, để có hàng bán đợt dịch COVID-19, bà Bình đã mua các dụng cụ bảo hộ y tế gồm khẩu trang, quần áo, kính, giày... từ một đối tượng rồi chỉ đạo nhân viên trong công ty đóng gói và dán nhãn các đơn vị sản xuất khác đã được cơ quan y tế cấp phép.
Mặc dù sản xuất hàng giả nhưng bà Trường Thị Bình cho rằng: "Em mua của người ta là hàng chuẩn của công ty thì em đóng thôi".
Tuy nhiên theo quá trình điều tra ban đầu cho thấy đã có nhiều lô hàng của công ty bà Bình bán đi bị Trung tâm y tế huyện Quốc Oai trả lại vì nghi ngờ doanh nghiệp đã phân phối đồ bảo hộ y tế giả.
 
Vị nữ phó giám đốc tại cơ quan điều tra - Ảnh: LÊ HƯƠNG
"Việc làm giả những bộ quần áo bảo hộ y tế kém chất lượng ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng chống dịch, gia tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cho các lực lượng ở tuyến đầu.
Xét thấy tính chất vụ án là rất nghiêm trọng, trục lợi trong bối cảnh cả nước và nhân dân đang gồng mình chống dịch. Công an Hà Nội xác định đây là vụ án trọng điểm để điều tra đưa ra xét xử trong thời gian sớm nhất" - lãnh đạo Phòng cảnh sát kinh tế Công an Hà Nội cho biết.
Q. TH. (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Diện tích cao su bị cháy của gia đình ông Lê Văn Thảo bắt đầu héo lá. Ảnh: V.H

Khẩn trương điều tra vụ cháy vườn điều, cao su ở Ia Nan

(GLO)- Sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo UBND xã Ia Nan (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã chỉ đạo lực lượng Công an xã phối hợp với Công an huyện điều tra vụ cháy hơn 700 cây cao su và hơn 20 cây điều gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng của gia đình ông Lê Văn Thảo ở thôn Đức Hưng.

6 lần giả danh công an lừa đảo tiền

6 lần giả danh công an lừa đảo tiền

Chỉ trong thời gian khoảng hơn 1 tháng, Nguyễn Thọ Đức (ngụ P.Đông Thịnh, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã 6 lần giả danh công an để đe dọa, lừa đảo chiếm đoạt 455 triệu đồng của một người dân.

45 đối tượng bị truy tố vì 'khủng bố', cắt ghép ảnh người thân con nợ đăng lên trang 'tình một đêm'

45 đối tượng bị truy tố vì 'khủng bố', cắt ghép ảnh người thân con nợ đăng lên trang 'tình một đêm'

Sau khi thành lập doanh nghiệp và mua lại hàng trăm nghìn khoản nợ xấu, bị can Trần Hồng Tiến chỉ đạo nhân viên tại công ty gọi điện đe dọa, cắt ghép ảnh, đăng bài bôi nhọ người thân của con nợ lên các trang mạng xã hội để gây sức ép buộc phải trả nợ.