Bắt 8 bị can sản xuất 573 loại sữa bột giả, thu lợi bất chính 500 tỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cảnh sát xác định các bị can đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai, bán ra thị trường thu lợi bất chính gần 500 tỉ đồng.

Ngày 12.4, Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 8 người để điều tra 2 tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong số các bị can, cảnh sát xác định 2 người cầm đầu là Hoàng Mạnh Hà và Vũ Mạnh Cường.

Hàng ngàn hộp sữa bột giả các loại bị thu giữ để phục vụ điều tra
Hàng ngàn hộp sữa bột giả các loại bị thu giữ để phục vụ điều tra

Bước đầu, Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, từ tháng 8.2021, nắm bắt nhu cầu về các sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng dạng bột (sữa bột) tại thị trường trong nước tăng cao, các bị can Cường và Hà đã cầm đầu thành lập Công ty CP dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP dược dinh dưỡng Hacofood Group, cùng đặt trụ sở tại Q.Hà Đông (Hà Nội), để tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm sữa bột giả.

Cảnh sát xác định, Hà và Cường trực tiếp đứng ra liên kết, góp vốn, huy động cổ đông sáng lập ra hệ sinh thái 2 doanh nghiệp nêu trên và cũng là cổ đông góp vốn chính.

Hai bị can này cũng được xác định chủ mưu cầm đầu trong điều hành hoạt động từ sản xuất, kinh doanh đến phân phối tiêu thụ các sản phẩm sữa bột. Trong đó, Hà là người ký các văn bản quan trọng với chức danh "người đại diện theo pháp luật" như bản thuyết minh báo cáo tài chính; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh… của Công ty CP dược quốc tế Rance Pharma.

Đến nay, nhóm của Hà và Cường đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai.

Các sản phẩm công bố thành phần có các chất như: chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột óc chó... nhưng thực tế hoàn toàn không có những chất này. Thay vào đó, các bị can đã bỏ một số nguyên liệu đầu vào và thay thế, bổ sung thêm một số chất phụ gia.

Cảnh sát xác định, sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố, đủ điều kiện để xác định là hàng giả.

Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an còn xác định, ngoài 2 công ty trên, Cường và Hà còn liên doanh, liên kết bằng hình thức góp cổ phần với nhiều người khác thành lập ra 9 công ty với mục đích để đứng tên hồ sơ công bố các dòng sản phẩm và trực tiếp kinh doanh, phân phối tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất tại nhà máy của Công ty CP dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP dược dinh dưỡng Hacofood Group.

Trong khoảng 4 năm, từ 2021 đến nay, các bị can đã tiêu thụ sữa các loại ra thị trường, thu lợi bất chính gần 500 tỉ đồng.

Theo Trần Cường (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Việc bạo hành không chỉ gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng nhân viên y tế mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường làm việc an toàn, chất lượng khám-chữa bệnh cho người dân. Ảnh: N.N

Xử lý nghiêm nạn bạo hành nhân viên y tế

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai xảy ra 2 vụ bạo hành bác sĩ, nhân viên y tế khiến nhiều người bất an, lo lắng. Do đó, việc xử lý nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm là hết sức cần thiết.

Tổ điều tra khu vực 4 chủ động đấu tranh trấn áp tội phạm

Tổ điều tra khu vực 4 chủ động đấu tranh trấn áp tội phạm

(GLO)- Sau khi Công an cấp huyện giải thể, Giám đốc Công an tỉnh đã thành lập các tổ điều tra khu vực để đảm nhiệm công tác điều tra, xử lý tội phạm trên địa bàn. Sau khi đi vào hoạt động, Tổ điều tra khu vực 4 đã đạt một số thành tích nổi bật, góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.