Bar Măih: Chung tay làm đường giao thông nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Xác định xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, những năm qua, xã Bar Măih (huyện Chư Sê) đã huy động sức dân làm đường và nhận được sự đồng thuận cao.
Đi cùng chúng tôi trên những tuyến đường được bê tông hóa sạch đẹp, bà Đặng Thị Phương Thảo-cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Bar Măih-cho biết: “Mặc dù đời sống còn khó khăn nhưng người dân vẫn tự nguyện đóng góp công sức để làm đường giao thông nông thôn, góp phần cùng với các công trình hạ tầng khác mang lại diện mạo mới cho xã”.
 Người dân làng Tơ Drăh (xã Bar Măih, huyện Chư Sê) góp công sức làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Đ.Y
Người dân làng Tơ Drăh (xã Bar Măih, huyện Chư Sê) góp công sức làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Đ.Y
Tại một đoạn đường nhánh dài 300 m đang được người dân khẩn trương hoàn thành, ông Kuil (làng Tơ Drăh) cho hay: “Trên đoạn đường này có 20 hộ dân sinh sống. Lúc trước, đường chỉ rộng chừng 2 m, mùa mưa lầy lội, đi lại khó khăn lắm. Với chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, chúng tôi đã họp bàn, thống nhất mỗi hộ đóng góp ngày công lao động cho đến khi hoàn thành. Các hộ còn tự nguyện di dời hàng rào để mở rộng lòng đường”. Không riêng 300 m đường nói trên, 5 năm trở lại đây, người dân làng Tơ Drăh đã đóng góp hàng ngàn ngày công để hoàn thành 4 km đường nội thôn. Bởi bà con hiểu được rằng, đường sá khang trang thì con em đến trường thuận tiện hơn và việc vận chuyển nông sản cũng dễ dàng.
Trước mùa mưa năm 2019, người dân làng Phăm Klăh rất phấn khởi khi đoạn đường đất dài 1 km quanh làng đã được bê tông hóa. Ông Đinh Măk-Trưởng thôn Phăm Klăh-chia sẻ: “Với sự hỗ trợ kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, dân làng chỉ góp ngày công xây dựng. Để huy động sức dân, chúng tôi đã tổ chức họp, giải thích rõ ràng về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi hộ trong làng. Khi được phân tích, giải thích thấu đáo, bà con thấy được trách nhiệm của mình nên ai cũng đồng tình, vui vẻ thực hiện”. Dắt cháu đi gùi nước ở giọt nước về, bà Đinh Thia phấn khởi cho biết: “Trước đây, đường đất nên rất khó đi lại. Khi có chủ trương làm đường, mỗi hộ góp ít nhất 5 ngày công, riêng gia đình mình góp 20 ngày. Giờ có đường bê tông kiên cố, sạch sẽ, mọi người vui lắm”.
Người dân làng Phăm KLăh tích cực góp công làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Đ.Y
Người dân làng Phăm KLăh tích cực góp công làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Đ.Y
Tương tự, người dân làng Phăm Ó cũng đóng góp gần 250 ngày công để làm 2 km đường bê tông. Chỉ mất 2 tuần, con đường đất đã được bê tông hóa khang trang. Ông Siu Sum cho hay: “Dân làng đều mong có đường đi sạch sẽ, rộng rãi. Do đó, khi làng phát động, bà con đều tích cực tham gia trong khả năng của mình”.
Theo ông Trần Minh Nhật-Chủ tịch UBND xã Bar Măih, phong trào làm đường giao thông nông thôn đang được triển khai rộng khắp trong toàn xã. Xã có 5 làng với 1.438 hộ, 90% là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ sự hưởng ứng tích cực của người dân, đến nay, đường nội thôn và đường đến khu sản xuất đã được bê tông hóa 70%.
“Sau 10 năm nỗ lực xây dựng nông thôn mới, cuối năm 2019, xã Bar Măih đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, để nâng chất lượng tiêu chí giao thông nông thôn, xã tiếp tục hoàn thiện 30% tuyến đường giao thông nông thôn còn lại. Hy vọng, với tinh thần đoàn kết, sự hưởng ứng của người dân, các tuyến đường này sẽ sớm hoàn thành trong thời gian tới”-ông Nhật cho biết thêm.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.