Bảo vệ và phát triển rừng để phòng ngừa thiên tai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trận đại hồng thủy hoành hành trong suốt tuần qua đã cướp đi sinh mạng hàng trăm người và đẩy hàng triệu người dân miền Trung vào cảnh khốn khó, nguy nan. Ngoài chịu ảnh hưởng từ áp thấp nhiệt đới và những cơn bão hình thành từ Thái Bình Dương, nhiều người cho rằng, tình trạng ngập lụt, sạt lở đất và lũ quét tại khu vực này xuất phát từ nguyên nhân mất rừng.

Khác với khu vực duyên hải miền Trung, người dân Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng không phải đương đầu trực tiếp với những cơn bão hay áp thấp nhiệt đới ập vào từ biển cả. Tuy nhiên, những năm qua, tại một số vùng ở Tây Nguyên đã xuất hiện lũ lụt, sạt lở đất gây thiệt hại về người và tài sản. Theo dự báo của các nhà khoa học, thời tiết sẽ cực đoan hơn, thiên tai sẽ hung dữ hơn nếu những cánh rừng ở Tây Nguyên vẫn tiếp tục bị xâm hại.

Lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng xã Ia Kreng (huyện Chư Pah) tổ chức tuần tra. Ảnh: Nguyễn Diệp
Lực lượng nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng xã Ia Kreng (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tổ chức tuần tra. Ảnh: Nguyễn Diệp


Lâu nay, người ta thường gắn Tây Nguyên với những cánh rừng bạt ngàn nơi dãy Trường Sơn hùng vĩ. Trên thực tế, rừng Tây Nguyên là tổ hợp điều hòa khí hậu và nguồn nước cho cả khu vực duyên hải miền Trung và vùng Đông Nam Bộ. Vì vậy, những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ và phát triển rừng trên cả nước, trong đó có Tây Nguyên.

Từ năm 1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ký ban hành Quyết định số 327-CT về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng bãi bồi ven biển và mặt nước. Triển khai thực hiện quyết định này, Chính phủ và chính quyền các địa phương đã đầu tư kinh phí thực hiện nhiều chương trình, dự án phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và trồng rừng.

Tiếp theo đó, Chính phủ đã triển khai hàng loạt chủ trương, chính sách về phát triển rừng như: thu-chi tiền dịch vụ môi trường rừng; đánh giá tác động môi trường đối với các công trình, dự án ảnh hưởng đến rừng; đầu tư kinh phí trồng rừng và trồng cây phân tán; thu hồi đất rừng bị lấn chiếm để chuyển cây trồng phù hợp mục đích lâm nghiệp và trồng rừng…

Cùng với phát triển rừng, Chính phủ cũng ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ rừng. Đặc biệt, tại Hội nghị bàn giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020 được tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột (tỉnh Đak Lak), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên, không chuyển 2,25 triệu ha rừng tự nhiên còn lại sang mục đích khác kể cả các dự án được phê duyệt, trừ các dự án liên quan đến quốc phòng-an ninh; không có chủ trương chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp.

Mặc dù Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp và đầu tư nhiều kinh phí cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, nhưng rừng Tây Nguyên vẫn suy giảm nghiêm trọng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng diện tích có rừng của các tỉnh Tây Nguyên là 2.559.956 ha, chiếm 17,5% diện tích có rừng cả nước. Tỷ lệ che phủ rừng toàn khu vực Tây Nguyên hiện chỉ đạt 45,92%, nhưng rừng nghèo và rừng nghèo kiệt chiếm tới 70%, diện tích rừng giàu và trung bình chỉ còn tập trung ở một số khu vực rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất rừng ở Tây Nguyên, trong đó đáng chú ý là tình trạng khai thác rừng trái phép và lấn chiếm đất rừng làm trang trại, nương rẫy diễn ra tràn lan; các công trình, dự án (trong đó có dự án thủy điện) chiếm đất rừng; việc chuyển đất rừng nghèo sang trồng cây công nghiệp… “Công cuộc” phá rừng diễn ra với tốc độ chóng mặt, trong khi đó, công tác trồng rừng vẫn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường cảnh báo: “Nếu không bảo vệ được rừng thì việc phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực Tây Nguyên sẽ rất khó khăn và chịu ảnh hưởng do thiên tai”.

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác bảo vệ và phát triển rừng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra chỉ tiêu: Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Gia Lai phấn đấu trồng mới 40.000 ha rừng và nâng độ che phủ rừng lên 47,75%.

Đây là một trong những chỉ tiêu thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà. Vấn đề còn lại là ngành chức năng và cấp ủy, chính quyền các địa phương cần có chương trình, kế hoạch thật cụ thể, căn cơ để công tác bảo vệ và phát triển rừng đạt hiệu quả.

 DUY LÊ

Có thể bạn quan tâm

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.