Xuất khẩu nông sản: Thoát khỏi vòng luẩn quẩn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Thế nhưng lâu nay, người dân và doanh nghiệp luôn trong tình cảnh âu lo, thấp thỏm bởi tình trạng được mùa thì mất giá hoặc ngược lại, được giá thì mất mùa.

Nhiều nông sản Việt Nam đang đối mặt những nỗi lo. Giá gạo xuất khẩu liên tục giảm mấy tháng qua trong khi giá lúa IR50404 tại Đồng Tháp, An Giang tụt xuống dưới 6.000 đồng/kg. Giữa mùa thu hoạch rộ, giá sầu riêng loại 1 ở Tiền Giang, Bến Tre chỉ còn 38.000 - 42.000 đồng/kg, giảm gần 40% so với đầu tháng 4-2025…

Bài toán thị trường và tiêu thụ nông sản vẫn luôn đặt ra đầy thách thức đối với người hoạch định, thực thi chính sách lẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện 79/CĐ-TTg, yêu cầu toàn hệ thống vào cuộc tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, nhất là trái cây và lúa gạo, tại các vùng trọng điểm; có giải pháp khắc phục tình trạng được mùa mất giá hoặc được giá mất mùa, ổn định thị trường.

Đây là động thái mạnh mẽ, cần thiết nhưng đồng thời cũng là lời cảnh báo đối với một nền nông nghiệp vẫn còn "tư duy mùa vụ", thiếu liên kết. Đến nay, hệ thống sản xuất nhìn chung vẫn chạy theo "cung" hơn là "cầu", phụ thuộc vào kinh nghiệm, thời tiết, giá cả năm trước thay vì căn cứ vào tín hiệu thị trường. Ngay với những sản phẩm có sức cạnh tranh cao như sầu riêng, xoài, vải…, nhiều vùng sản xuất vẫn chưa đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, tiêu chuẩn kỹ thuật để xuất khẩu chính ngạch.

Nước ta có khoảng 70.000 ha sầu riêng nhưng mới chỉ 20% được cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 5-2025, xuất khẩu rau quả giảm 8,9%, thủy sản giảm 12%..., cho thấy thị trường đang co hẹp, tiêu chuẩn đang siết chặt và nhiều nông sản Việt vẫn bị động.

Vấn đề đặt ra không phải là "giải cứu nông sản", mà nằm ở việc tái cấu trúc chuỗi giá trị, chuyển từ "sản xuất nông nghiệp" sang "kinh tế nông nghiệp". Phải làm sao để mỗi người trồng trọt, chăn nuôi không chỉ sản xuất mà còn được dẫn dắt vào thị trường một cách có tổ chức, có hợp đồng, có dự báo và có hạ tầng hỗ trợ.

Yêu cầu đó đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của nhà nước trong việc hoạch định và thực thi chính sách; cần sự tham gia tích cực của các bên trong chuỗi giá trị nông sản như doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân, ngân hàng, chính quyền địa phương. Không thể để một ngành đạt hàng chục tỉ USD kim ngạch xuất khẩu lại bị ám ảnh bởi hai chữ "giải cứu" mỗi mùa vụ, càng không thể để người dân là phía thiệt thòi nhất trong chuỗi giá trị này.

Chuyện nông sản không chỉ là chuyện của nông dân. Cần coi đây là chuyện phát triển quốc gia, nơi nhà nước giữ vai trò kiến tạo, điều phối và hỗ trợ. Trong chuỗi giá trị nông sản, doanh nghiệp cần giữ vai trò đầu tàu; hợp tác xã là trụ cột tổ chức sản xuất; người dân là người làm chủ ruộng vườn bằng tri thức, thông tin thị trường... Muốn đi xa thì phải chọn đúng đường đi, cách đi và đi cùng nhau. Đó là con đường để nông sản Việt Nam thoát khỏi vòng luẩn quẩn được mùa mất giá hay được giá mất mùa, tiến tới phát triển bền vững.

Theo TS TRẦN HỮU HIỆP (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, ngày 16-6-2025 là một ngày rất đặc biệt đối với ngành giáo dục vì Quốc hội đã ấn nút thông qua Luật Nhà giáo. Đây là một sự kiện rất quan trọng đối với ngành giáo dục.

Kiến tạo không gian cho thực hành sáng tạo

Kiến tạo không gian cho thực hành sáng tạo

Hanoi Rock City (HRC, hoạt động từ năm 2010) là một trong những địa chỉ được người yêu âm nhạc trong nước xem là “thánh địa” indie (tạm dịch: âm nhạc độc lập, không có sự can thiệp của các doanh nghiệp âm nhạc thương mại), vừa thông báo sẽ khép lại hành trình 15 năm hoạt động vào tháng 12-2025.

Giữ niềm tin cho gạo Việt

Giữ niềm tin cho gạo Việt

Việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc, tăng cường giám sát thị trường và xử lý nghiêm hành vi làm giả, làm nhái là nền tảng để khẳng định giá trị thực và bảo vệ uy tín gạo Việt trên cả thị trường trong nước lẫn quốc tế.

Hút chất xám vào khu vực công

Hút chất xám vào khu vực công

Đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế, đã có ý kiến của các Việt kiều kiến nghị Chính phủ cần có chính sách sử dụng các chuyên gia giỏi người Việt ở nước ngoài bổ trợ cho phát triển kinh tế đất nước.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

Không để sai phạm 'chìm xuồng'

Không để sai phạm 'chìm xuồng'

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành và UBND TP.Biên Hòa khẩn trương xử lý 4 vụ việc theo Kết luận số 556 ngày 29.5.2025 của Tỉnh ủy. Trong đó, 3 vụ đã từng được Báo Thanh Niên phản ánh từ nhiều năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Sau những cánh cửa đóng kín

Sau những cánh cửa đóng kín

Giữa năm, không phải dịp lễ, Tết, nhưng hàng nghìn ki-ốt, cửa hàng từ bắc chí nam đồng loạt đóng cửa, nghỉ bán. Phía sau những cánh cửa đóng kín, im lìm ấy là sự chối bỏ lạnh lùng trước những nỗ lực làm minh bạch nguồn gốc hàng hóa đưa vào thị trường.

null