Ngân sách không phải 'tiền chùa'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngân sách đang phải chắt chiu từng khoản thu để thực hiện các mục tiêu lớn của đất nước, nhưng nhiều nơi, nhiều chỗ lại đang xài sang hoặc sử dụng kém hiệu quả, lãng phí.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có 2 bài viết quan trọng Chống lãng phí Thực hành tiết kiệm, chỉ rõ tiết kiệm và chống lãng phí là hai trụ cột quan trọng để đi tới thịnh vượng, giàu có. Tiết kiệm là truyền thống từ ngàn xưa của người Việt. Song với yêu cầu mới trong một thế giới biến động khó lường như hiện nay, tiết kiệm phải trở thành tinh thần cốt lõi không chỉ với mỗi cá nhân mà toàn hệ thống chính trị và phải toàn diện nhiều mặt, nhiều lĩnh vực.

Lâu nay, lãng phí tài nguyên; lãng phí ngân sách, tài sản công; và lãng phí nhân lực, nhân tài vẫn được xem là 3 lãng phí lớn nhất, tác động tiêu cực tới nhiều mặt đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Để giải bài toán chi quá lớn và lãng phí do bộ máy nhà nước cồng kềnh, Đảng và Nhà nước đang thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy lớn nhất từ trước đến nay, tiết kiệm hơn 20.000 tỉ đồng/năm cho ngân sách, và từ 2030 trở đi mỗi năm tiết kiệm trên 30.000 tỉ đồng.

Nỗ lực là rất lớn, song trên thực tế, có rất nhiều kẽ hở khiến ngân sách bị "rút ruột" hoặc sử dụng không tiết kiệm: các dự án treo dang dở phơi mưa, phơi nắng; đất hoang hóa; doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả; tài sản, trụ sở công bỏ hoang...

Từ một đất nước nghèo nàn bị tàn phá bởi chiến tranh, nhờ tinh thần tiết kiệm triệt để và những nỗ lực phi thường, Nhật Bản đã vươn lên vào nhóm nền kinh tế hàng đầu thế giới. Hay như Hàn Quốc, để có được kỳ tích sông Hán, nước này cũng đã có những quy định chặt chẽ về tiết kiệm, chống lãng phí.

Với chúng ta, trong bối cảnh nguồn lực còn hạn chế, để hiện thực hóa khát vọng 100 năm, mỗi đồng tiền ngân sách, mỗi mét vuông đất công, tài sản công, mỗi giờ lao động… càng phải được tiết kiệm triệt để, sử dụng hiệu quả hơn nữa. Tiết kiệm phải bắt đầu từ những điều nhỏ bé nhất như cắt giảm những cuộc họp không cần thiết, những hội nghị rình rang, cán bộ nhận khoán xe công, giảm chi tiếp khách…

Cán bộ công chức giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn cho dân cũng là tiết kiệm thời gian, sức lao động và quan trọng hơn là tiết kiệm "tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những thì giờ đó". Cho đến việc lớn hơn như cắt giảm các chương trình quốc gia kém hiệu quả; quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư công, triển khai đúng tiến độ, đúng chất lượng…

"Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm", ngân sách không phải là miếng bánh miễn phí để mỗi nơi xà xẻo một tí mà lờ đi trách nhiệm. Bên cạnh phân bổ định mức ngân sách chi tiết và giám sát chặt chẽ từng đồng ngân sách bỏ ra, cần xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm, lãng phí ngân sách. Quan trọng hơn, những người chịu trách nhiệm cao nhất của từng cấp, từng ngành phải chi tiêu ngân sách như đồng tiền xương máu mình kiếm được, thay vì xài của công như "tiền chùa", vung vãi, làm lãng phí cơ hội phát triển của đất nước.

Theo Mai Hà (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Hút chất xám vào khu vực công

Hút chất xám vào khu vực công

Đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế, đã có ý kiến của các Việt kiều kiến nghị Chính phủ cần có chính sách sử dụng các chuyên gia giỏi người Việt ở nước ngoài bổ trợ cho phát triển kinh tế đất nước.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

Không để sai phạm 'chìm xuồng'

Không để sai phạm 'chìm xuồng'

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành và UBND TP.Biên Hòa khẩn trương xử lý 4 vụ việc theo Kết luận số 556 ngày 29.5.2025 của Tỉnh ủy. Trong đó, 3 vụ đã từng được Báo Thanh Niên phản ánh từ nhiều năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Sau những cánh cửa đóng kín

Sau những cánh cửa đóng kín

Giữa năm, không phải dịp lễ, Tết, nhưng hàng nghìn ki-ốt, cửa hàng từ bắc chí nam đồng loạt đóng cửa, nghỉ bán. Phía sau những cánh cửa đóng kín, im lìm ấy là sự chối bỏ lạnh lùng trước những nỗ lực làm minh bạch nguồn gốc hàng hóa đưa vào thị trường.

Ám ảnh thi cử

Ám ảnh thi cử

Đầu tháng Sáu, hơn 103.000 học sinh Hà Nội cùng hàng vạn em tại TP.HCM và cả nước bước vào kỳ thi vào lớp 10 công lập – một kỳ thi tưởng như chỉ là “chuyển cấp” nhưng lại đang là cuộc đua khốc liệt bậc nhất trong lộ trình học tập của một đứa trẻ.

null