Loại bỏ tư duy nhiệm kỳ trong công tác quy hoạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Quy hoạch là “xương sống” phát triển quốc gia và của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở không ít nơi và trong không ít giai đoạn, việc tuân thủ quy hoạch định hướng không gian, nguồn lực và chiến lược phát triển bị lệch lạc bởi tư duy nhiệm kỳ.

Cầu Vĩnh Tuy, Hà Nội. (Ảnh nhandan.vn)
Cầu Vĩnh Tuy, Hà Nội. (Ảnh nhandan.vn)

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, một lần nữa, vấn đề loại bỏ tư duy nhiệm kỳ lại được đặt lên bàn nghị sự khi các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.

Tư duy nhiệm kỳ trong quy hoạch là cách lập quy hoạch bị chi phối bởi lợi ích ngắn hạn, bởi ý chí của lãnh đạo trong một nhiệm kỳ nhất định, thay vì hướng tới mục tiêu dài hạn, bền vững.

Không ít quy hoạch có tầm nhìn chỉ vài năm, miễn sao công trình xây dựng thật hoành tráng, ghi dấu thành tích cho nhiệm kỳ, cho lãnh đạo của nhiệm kỳ đó. Những đồ án quy hoạch dạng này nhanh chóng bộc lộ sự lãng phí, khập khiễng trong tổng thể yêu cầu phát triển. Hệ lụy là công trình không đưa vào sử dụng được, hoặc sử dụng kém hiệu quả; quy hoạch treo…

Tư duy nhiệm kỳ trong quy hoạch là cách lập quy hoạch bị chi phối bởi lợi ích ngắn hạn, bởi ý chí của lãnh đạo trong một nhiệm kỳ nhất định, thay vì hướng tới mục tiêu dài hạn, bền vững.

Tư duy nhiệm kỳ còn phần nào thể hiện trong điều chỉnh quy hoạch. Thực tế tại một số khu đô thị lớn tại Hà Nội, ngay cả kiến trúc cũng bị điều chỉnh đến mức người lập đồ án quy hoạch “không còn nhận ra đứa con đẻ” do ý tưởng về một đô thị xanh, hài hòa, đồng bộ đã bị “băm nát” bởi sự điều chỉnh, xen cấy công trình.

Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch đang được Quốc hội xem xét có nội dung trọng tâm xuyên suốt là loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, bảo đảm tính đồng bộ và ứng dụng khoa học-công nghệ để nâng cao chất lượng quy hoạch và tăng tính minh bạch, quy định phân cấp rõ ràng được đề xuất...

Trước hết, phải cắt giảm thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, tạo điều kiện cho các địa phương “tự quyết định và chịu trách nhiệm”, đồng thời cần một cơ chế minh bạch, độc lập trong quá trình lập và thẩm định quy hoạch.

Một trong những giải pháp trọng tâm được các đại biểu Quốc hội đề xuất là lập đồng thời các cấp quy hoạch để bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ. Quy hoạch cấp trên đóng vai trò định hướng, còn cấp dưới chi tiết hóa, tạo sự gắn kết chặt chẽ, tránh xung đột giữa quy hoạch ngành và địa phương. Cách làm này không chỉ giảm tình trạng manh mún, thiếu sự khớp nối của các đồ án, mà còn ngăn chặn tình trạng điều chỉnh tùy tiện.

Ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong lập quy hoạch cũng được các đại biểu ủng hộ, nhất là đối với các đô thị lớn, quy hoạch đô thị được xác định gắn với những mô hình như TOD (phát triển đô thị định hướng giao thông công cộng), năng lượng tái tạo, quản lý đô thị thông minh… Một hệ thống dữ liệu quy hoạch được số hóa là cơ sở khoa học, bảo đảm tính minh bạch trong việc ra quyết định của cơ quan lập, phê duyệt quy hoạch, thay vì chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan, quy hoạch theo kiểu “bốc thuốc”.

Hơn cả, để bỏ thì điều kiện “đủ” là phải bảo đảm tính độc lập và khách quan trong quá trình thẩm định quy hoạch. Cần có quy định cụ thể về phản biện độc lập đối với các quy hoạch cấp quốc gia, vùng và địa phương.

Dự án sửa đổi Luật Quy hoạch lần này được xây dựng với yêu cầu cấp bách, khắc phục những vấn đề tồn tại. Đặc biệt, việc sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, cũng như thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh, thành phố, càng cho thấy sự cấp thiết của việc điều chỉnh lại hệ thống quy hoạch, loại bỏ hoàn toàn tư duy nhiệm kỳ trong quy hoạch. Đây là một bước đi quan trọng, một trong những việc phải làm, để tạo ra “động năng mới, tiềm năng mới và không gian phát triển mới”.

Mục tiêu đặt ra hiện nay với các cơ quan hữu quan tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật để trình Quốc hội, bảo đảm mỗi điểm sửa đổi vừa có cơ sở pháp lý vững, vừa phản ánh được ý kiến thực tiễn, sẵn sàng cho giai đoạn Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9.

Theo Minh Thu (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

(GLO)- Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, chỉ còn vài ngày nữa, đất nước ta chính thức bước vào cuộc chuyển mình vĩ đại nhất kể từ ngày thống nhất non sông. Sự thay đổi về mô hình chính quyền địa phương lần này sẽ đem lại diện mạo hành chính mới, tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả.

Vì một nền thương mại sạch

Vì một nền thương mại sạch

Lực lượng chức năng triệt phá các đường dây buôn lậu, kinh doanh hàng gian hàng giả với quy mô lớn; hàng loạt vụ vứt bỏ hàng hóa nghi hàng gian, hàng giả; nhiều người nổi tiếng, có ảnh hưởng trên mạng xã hội sa lưới luật pháp vì trốn thuế, kinh doanh hàng kém chất lượng…

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

(GLO)-Đó là câu hỏi mà Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra tại buổi làm việc với Đảng ủy MTTQ Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vào sáng 23-6 khi có một bộ phận cán bộ băn khoăn, day dứt vì thực hiện sắp xếp các tổ chức Mặt trận, đoàn thể nói riêng và sắp xếp, sáp nhập bộ máy hệ thống chính trị nói chung.

Học kỹ, thi thật!

Học kỹ, thi thật!

Việc chuyển giao toàn bộ quy trình sát hạch, cấp, đổi bằng lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an, cụ thể là giao cho lực lượng CSGT đảm nhận, đánh dấu một bước ngoặt trong công tác quản lý người điều khiển phương tiện giao thông tại VN.

Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

"Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi".

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

null