Không chỉ xanh là đủ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khi nhắc đến tiêu dùng bền vững, nhiều người thường nghĩ ngay đến các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Tuy nhiên, tiêu dùng bền vững không chỉ đơn giản là “xanh” mà còn liên quan đến nhiều khía cạnh khác như kinh tế, xã hội và đạo đức.

thoisudd.jpg
Sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, hữu cơ thúc đẩy tiêu dùng xanh. Ảnh: Q.T

Theo ông Trần Văn Chương - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Kon Tum, tiêu dùng bền vững thì không chỉ xanh mà còn phải công bằng. Một sản phẩm xanh nhưng được sản xuất bằng cách bóc lột lao động hoặc gây hại cho cộng đồng địa phương thì không thể coi là bền vững. Do đó, tiêu dùng bền vững còn phải xét đến: sản phẩm có được sản xuất trong điều kiện công bằng, đảm bảo quyền lợi của người lao động; doanh nghiệp có thực hiện các hoạt động có lợi cho cộng đồng. Bên cạnh đó, thay vì chỉ quan tâm đến việc mua sản phẩm thân thiện với môi trường, người tiêu dùng cũng nên nghĩ đến tái sử dụng, sửa chữa và tái chế.

Thời gian qua, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng các sản phẩm có ít tác động tiêu cực đến môi trường, sản phẩm từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, ít sử dụng nhựa; các cấp hội phụ nữ có nhiều sáng kiến, ý tưởng về “sản xuất sạch, chế biến sạch, tiêu dùng sạch”, "giảm thiểu rác thải nhựa”. Đây là một trong những việc làm để thúc đẩy tiêu dùng xanh, bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó là việc đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp khoa học quản trị tiên tiến để cho ra đời các sản phẩm nông nghiệp sạch, hữu cơ. Đồng thời, quan tâm tạo dựng một nền sản xuất sạch, xanh, đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần tạo dựng một môi trường xanh, thân thiện.

Theo ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó Giám đốc Sở Công thương, hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng tập trung nhu cầu vào các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sản phẩm thân thiện với môi trường, cũng như tận dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo cho trải nghiệm khách hàng, đưa đến những chất lượng dịch vụ cao hơn cho ngành bán hàng.

Cùng với đó, để hướng đến tiêu dùng bền vững, người tiêu dùng cũng cần quan tâm ưu tiên những sản phẩm bền, có thể sử dụng lâu dài thay vì chạy theo xu hướng ngắn hạn; chọn mua từ các thương hiệu minh bạch về chuỗi cung ứng, trả lương công bằng và cam kết bảo vệ môi trường; sử dụng lại đồ cũ, hạn chế rác thải nhựa, ưu tiên sản phẩm có thể tái chế hoặc phân hủy sinh học; khuyến khích gia đình, bạn bè cùng thay đổi hành vi tiêu dùng để tạo ra tác động lớn hơn.

Đáng chú ý, xu hướng phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn tạo cơ hội cho phát triển các mô hình kinh doanh hiện đại, xanh hóa chuỗi cung ứng và đẩy mạnh phân phối, tiêu dùng các sản phẩm xanh, thân thiện môi trường. Do đó, bán hàng bền vững không chỉ là vấn đề về sản phẩm xanh hay chuỗi cung ứng thân thiện môi trường mà còn phải đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao trải nghiệm của họ. Người tiêu dùng hiện đại mong đợi sự minh bạch trong thông tin sản phẩm, dịch vụ khách hàng tốt hơn và các giải pháp mua sắm thuận tiện, đặc biệt qua các nền tảng số.

Hiện nay, số hóa đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu này. Các hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM), trí tuệ nhân tạo (AI), và phân tích dữ liệu lớn (Big Data) không chỉ giúp cá nhân trải nghiệm mua sắm, mà còn nhanh chóng giải quyết các vấn đề của khách hàng.

2kt.png
Nhu cầu lựa chọn những sản phẩm tốt được người tiêu dùng quan tâm. Ảnh: QT

Ông Nguyễn Thanh Hùng cho rằng, cần thực hiện đồng bộ chuyển đổi số trong sản xuất và kinh doanh bán hàng đa kênh, tăng cường trải nghiệm người tiêu dùng và tối ưu hóa quản trị chuỗi cung ứng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đề cao trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường; nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tiêu dùng bền vững, hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn.

Những nỗ lực bền vững trong kinh doanh thường xoay quanh việc giảm tác động đến môi trường như giảm rác thải, cắt giảm nhựa và sử dụng năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy khách hàng ngày nay đòi hỏi nhiều hơn thế. Đây không chỉ bảo vệ môi trường mà còn thực hiện các trách nhiệm xã hội, từ việc cải thiện điều kiện lao động trong chuỗi cung ứng đến hỗ trợ cộng đồng địa phương, những yếu tố cốt lõi của một mô hình kinh doanh bền vững, hướng về con người.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm tài nguyên ngày càng nghiêm trọng, khái niệm tiêu dùng bền vững không còn là một lựa chọn mà trở thành một xu hướng tất yếu. Bên cạnh đó, tiêu dùng bền vững không chỉ đơn giản là mua hàng "xanh", mà là một lối sống có trách nhiệm với môi trường, xã hội và nền kinh tế. Chúng ta không chỉ cần những sản phẩm thân thiện với môi trường mà còn phải thay đổi tư duy, hành vi tiêu dùng để thực sự hướng tới một tương lai bền vững.

Theo QUỐC TUẤN (baokontum.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, ngày 16-6-2025 là một ngày rất đặc biệt đối với ngành giáo dục vì Quốc hội đã ấn nút thông qua Luật Nhà giáo. Đây là một sự kiện rất quan trọng đối với ngành giáo dục.

Kiến tạo không gian cho thực hành sáng tạo

Kiến tạo không gian cho thực hành sáng tạo

Hanoi Rock City (HRC, hoạt động từ năm 2010) là một trong những địa chỉ được người yêu âm nhạc trong nước xem là “thánh địa” indie (tạm dịch: âm nhạc độc lập, không có sự can thiệp của các doanh nghiệp âm nhạc thương mại), vừa thông báo sẽ khép lại hành trình 15 năm hoạt động vào tháng 12-2025.

Giữ niềm tin cho gạo Việt

Giữ niềm tin cho gạo Việt

Việc ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc, tăng cường giám sát thị trường và xử lý nghiêm hành vi làm giả, làm nhái là nền tảng để khẳng định giá trị thực và bảo vệ uy tín gạo Việt trên cả thị trường trong nước lẫn quốc tế.

Hút chất xám vào khu vực công

Hút chất xám vào khu vực công

Đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế, đã có ý kiến của các Việt kiều kiến nghị Chính phủ cần có chính sách sử dụng các chuyên gia giỏi người Việt ở nước ngoài bổ trợ cho phát triển kinh tế đất nước.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

Không để sai phạm 'chìm xuồng'

Không để sai phạm 'chìm xuồng'

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành và UBND TP.Biên Hòa khẩn trương xử lý 4 vụ việc theo Kết luận số 556 ngày 29.5.2025 của Tỉnh ủy. Trong đó, 3 vụ đã từng được Báo Thanh Niên phản ánh từ nhiều năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Sau những cánh cửa đóng kín

Sau những cánh cửa đóng kín

Giữa năm, không phải dịp lễ, Tết, nhưng hàng nghìn ki-ốt, cửa hàng từ bắc chí nam đồng loạt đóng cửa, nghỉ bán. Phía sau những cánh cửa đóng kín, im lìm ấy là sự chối bỏ lạnh lùng trước những nỗ lực làm minh bạch nguồn gốc hàng hóa đưa vào thị trường.

null