Sau những cánh cửa đóng kín

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Giữa năm, không phải dịp lễ, Tết, nhưng hàng nghìn ki-ốt, cửa hàng từ bắc chí nam đồng loạt đóng cửa, nghỉ bán. Phía sau những cánh cửa đóng kín, im lìm ấy là sự chối bỏ lạnh lùng trước những nỗ lực làm minh bạch nguồn gốc hàng hóa đưa vào thị trường.

Từ Hàng Ngang, Hàng Đào, chợ Cầu Giấy, chợ Ninh Hiệp (Hà Nội); chợ Rồng (Nam Định); những “phố đồ hiệu” quanh chợ Hàn, chợ Cồn (Đà Nẵng) cho đến Saigon Square, chợ Tân Bình (Thành phố Hồ Chí Minh) hay chợ đêm Dinh Cậu (Phú Quốc, Kiên Giang)…, đâu đâu cũng một cảnh cửa đóng, then cài. Đó là cách “đón tiếp” không mấy nồng hậu mà các tiểu thương dành cho lực lượng quản lý thị trường trong cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo Công điện của Thủ tướng Chính phủ.

Có lẽ không cần giải thích lý do tiểu thương đóng cửa, với những tấm biển “tạm nghỉ” không hẹn ngày mở lại, được treo xiêu vẹo đầy vội vã. Cũng chẳng phải đến khi đứng trước những cánh cửa sắt hoen gỉ kia, người ta mới biết trong đó là hàng lậu, hàng giả, hàng nhái. Dân địa phương có thể đọc vanh vách chỗ ấy bán gì, xuất xứ từ đâu, tồn tại mấy chục năm. Duy chỉ có các cơ quan quản lý… “không biết”, không kiểm soát được vì “nhân lực mỏng, địa bàn rộng, thủ đoạn ngày càng tinh vi”.

Những con số khi được công bố thường rất thuyết phục. Qua 2 tuần triển khai cao điểm truy quét hàng lậu, hàng giả-nhái, các lực lượng chức năng, đơn vị, địa phương đã kiểm tra, phát hiện, bắt giữ hơn 450 vụ vi phạm về buôn bán, gian lận thương mại, hàng giả, trốn thuế; tổng giá trị hàng hóa, tang vật hơn 40 tỷ đồng. Còn theo Tổng cục Hải quan, năm 2024, ngành đã phát hiện, xử lý gần 18 nghìn vụ việc vi phạm, tổng trị giá hàng hóa ước tính hơn 31.350 tỷ đồng, tăng 12,5% về số vụ và tăng 151,3% về trị giá hàng hóa vi phạm so năm 2023.

Tuy nhiên, sự kiểm soát có vẻ không gắt gao như khi nó được “số hóa”, nếu nhìn vào cảnh hàng nghìn cửa hàng, ki-ốt trên cả nước đồng loạt “né” lực lượng chức năng. Chưa kể, còn hàng chục, hàng trăm nghìn “cửa hàng, ki-ốt” khác trên các sàn thương mại điện tử. Khi Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, “Hàng trăm tấn hàng giả mà không biết thì một là mất ý chí chiến đấu, hai là bị mua chuộc”, cũng là lúc chúng ta phải nhìn thẳng, nói thật vào bản chất vấn đề. Rõ ràng, đã có sự buông lỏng quản lý kéo dài, liên quan những nhóm lợi ích từ chính các cán bộ, đơn vị, địa phương có trách nhiệm quản lý, xử lý vi phạm hàng hóa.

Phía sau những cánh cửa đóng kín là những quyền lợi bị tước đoạt. Đó là quyền lợi quốc gia, nếu biết rằng mỗi năm, riêng mặt hàng thuốc lá lậu đã gây thất thu ngân sách Nhà nước khoảng 8.500 tỷ đồng tiền thuế. Đó vẫn là quyền lợi quốc gia, vì hàng giả, hàng nhái gây ảnh hưởng lớn đến hợp tác thương mại quốc tế. Đó cũng là quyền lợi của những doanh nghiệp làm ăn chân chính. Và quan trọng nhất, đó là quyền lợi của mỗi người tiêu dùng, khi họ không được mua hàng đúng giá, đúng chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ. Nhiều lúc, người dân còn lâm vào cảnh “tiền mất, tật mang” khi mua và sử dụng những sản phẩm giả, nhái, kém chất lượng liên quan chăm sóc sức khỏe.

Phía sau những cánh cửa đóng kín là những tiểu thương nín thở chờ tình hình “êm” khi qua đợt cao điểm. Có lẽ họ tin rằng mọi thứ “đâu lại vào đấy” như chuyện của năm này, của ngành kia. Có lẽ họ không sẵn sàng thay đổi, vì bao lâu nay cơ chế vẫn vận hành như vậy. Có lẽ họ chẳng vui gì khi mỗi dịp hè được gợi ý “hỗ trợ” chuyến nghỉ mát, dịp Tết “ủng hộ” mấy cành đào…

Sự thỏa hiệp, với hình ảnh biểu trưng là những cánh cửa đóng kín đã đến lúc phải chấm dứt. Chúng ta có đủ quyết tâm, giải pháp và công cụ để làm điều đó. “Phát súng lệnh” dứt khoát từ đòi hỏi của kỷ nguyên vươn mình đã vang lên, để mở ra cơ hội xây dựng một nền kinh tế thị trường phát triển minh bạch, lành mạnh.

Theo TRẦN KHÁNH (NDO)

Có thể bạn quan tâm

Phòng ngừa rủi ro UAV

Phòng ngừa rủi ro UAV

Trong chuyến đi đến thủ đô Washington D.C của Mỹ vào cuối năm 2024, người viết từng có ý định mang theo một chiếc flycam (máy bay không người lái - UAV - chuyên chụp hình, quay phim) loại nhỏ để phục vụ công việc.

Hướng đến mục tiêu kép

Hướng đến mục tiêu kép

Tin tưởng, nhưng không ít trăn trở, âu lo là thông điệp được gửi gắm trong phát biểu của nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội vào hôm qua 17-6.

100 năm đồng hành cùng dân tộc

100 năm đồng hành cùng dân tộc

(GLO)- Chúng ta tự hào đã có một nền Báo chí cách mạng với thế hệ những nhà báo-chiến sĩ vừa cầm bút, vừa cầm súng ở tuyến đầu, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc, với hơn 500 nhà báo là liệt sĩ, nhiều nhà báo mang thương tật suốt đời nhưng vẫn không ngừng lao động, cống hiến cho đất nước, Nhân dân.

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Cơ hội đột phá của ngành giáo dục

Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, ngày 16-6-2025 là một ngày rất đặc biệt đối với ngành giáo dục vì Quốc hội đã ấn nút thông qua Luật Nhà giáo. Đây là một sự kiện rất quan trọng đối với ngành giáo dục.

Cái nào đáng sợ hơn?

Cái nào đáng sợ hơn?

Hà Nội và TP.HCM có hơn 14 triệu xe máy, nếu kiểm định khí thải từ 1.7.2027 thì không thể đủ cơ sở thực hiện, có thể dẫn tới 'vỡ trận'. Nhưng lùi thời gian kiểm định thì ô nhiễm không khí sẽ càng thêm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và thiệt hại về kinh tế. Vậy cái nào 'đáng sợ' hơn?

Hút chất xám vào khu vực công

Hút chất xám vào khu vực công

Đầu những năm 1990, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế, đã có ý kiến của các Việt kiều kiến nghị Chính phủ cần có chính sách sử dụng các chuyên gia giỏi người Việt ở nước ngoài bổ trợ cho phát triển kinh tế đất nước.

Báo chí trong thời đại AI

Báo chí trong thời đại AI

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

null