Báo chí trong thời đại AI

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sẽ không quá khi nói rằng, chúng ta đang ngày ngày hít thở trong bầu không khí “số”. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ.

Khoảng 1 thập kỷ qua, báo chí đã hòa vào dòng chảy số, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ nói chung, trí tuệ nhân tạo nói riêng vào các khâu để làm nên một tác phẩm báo chí, tăng khả năng tương tác, đo lường mức độ hấp dẫn cũng như khảo sát, tổng hợp nhu cầu của độc giả để phục vụ thông tin tốt hơn.

Từ vài năm trước, ở nhiều tờ báo, độc giả không chỉ đọc mà còn có thể chọn nghe báo, thậm chí có thể chọn giọng đọc vùng miền theo sở thích cá nhân. Việc ứng dụng các phần mềm, thuật toán nhằm phân tích, tổng hợp thói quen theo dõi tin, bài ở các chuyên mục cũng được nhiều tòa soạn quan tâm nhằm cá nhân hóa thông tin, nâng cao trải nghiệm cho độc giả.

Với khả năng tổng hợp và phân tích thông tin, các tòa soạn có thể linh hoạt sử dụng AI như một trợ lý ảo nhằm phân tích dòng sự kiện chủ lưu, bắt “trend” hay gợi ý, lên ý tưởng, đề cương cho bài báo, hỗ trợ công việc biên tập, chấm morat, thậm chí là dẫn chương trình truyền hình, tạo một video hoàn chỉnh hay podcast…

AI cũng có thể tham gia vào các khâu khai thác tin, bài tự động từ các nguồn được cung cấp; thống kê, phân tích các dữ liệu như lượt truy cập, lượt view, đánh giá mức độ quan tâm của độc giả… để từ đó các tòa soạn có thể đề ra chiến lược lâu dài cho mình.

screenshot-2025-06-12-233634.png
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) đang đưa các ngành nghề vào cuộc chạy đua để không bị tụt hậu. Báo chí càng không ngoại lệ. Ảnh: S.T

Ở Việt Nam, các tòa soạn tiên phong đi đầu trong việc ứng dụng AI có thể kể đến như: Báo Nhân Dân, VietnamPlus, VnExpress, Báo Lao Động… Một số tòa soạn đã để AI tham gia sản xuất một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh ở dạng tổng hợp tin tức.

Ở góc độ báo Đảng địa phương, thời gian qua, Báo Gia Lai cũng đã bắt nhịp khá tốt trong công cuộc chuyển đổi số; bước đầu ứng dụng công cụ giúp rút ngắn các khâu biên tập, trình bày; tăng cường đo lường mức độ trải nghiệm của độc giả đối với bài báo, tăng sự tương tác với độc giả.

Nhìn chung, việc ứng dụng AI của các cơ quan báo chí trên thực tế đang đi đúng hướng với Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22-12-2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Nói như vậy để thấy, AI đang len lỏi hàng ngày hàng giờ vào đời sống báo chí. Chúng đem đến cho người làm báo nhiều cơ hội để nâng cao chất lượng, đến gần hơn với bạn đọc, song cũng có không ít thách thức. Là cầu nối thông tin đến độc giả, báo chí cần đặt sự chính xác lên hàng đầu. Tuy nhiên, nếu quá phụ thuộc và tin tưởng vào AI, người làm báo dễ đánh mất tư duy, sự nhanh nhạy, sắc sảo vốn có.

Thông tin mà AI cung cấp không phải bao giờ cũng đúng bởi chúng được lập trình trong bất kỳ tình huống nào cũng phải đưa ra câu trả lời, làm hài lòng người dùng. Do đó, chỉ cần thông tin dù ít ỏi đến đâu và mặc cho nguồn cấp không đủ tin cậy, với khả năng tổng hợp, phân tích đỉnh cao, công cụ này vẫn có thể diễn đạt mạch lạc, trơn tru, bài bản. Do đó, AI dễ dàng “thao túng”, tạo ra “fakenews” và người dùng sẽ dễ bị đánh lừa nếu không tỉnh táo, không có tư duy phản biện.

Bên cạnh đó, vấn đề bản quyền, bảo mật thông tin cá nhân khi sử dụng AI để tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin cũng rất cần được lưu ý, cẩn trọng. Thực tế, thời gian gần đây, trên mạng xã hội đã lan truyền một số bản tin không đúng sự thật về hình ảnh các chiến sĩ Công an hay tình hình nông sản do các đối tượng xấu sử dụng AI tạo ra nhằm gây hoang mang, dẫn dắt dư luận.

Do đó, cần hiểu sâu sắc rằng, cho dù có thông minh đến đâu, AI cũng là một công cụ số nhằm hỗ trợ cho con người. Sử dụng hữu hiệu AI sẽ giúp con người tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng công việc. Tuy nhiên, sử dụng được AI cũng cần có kiến thức, phải được đào tạo bài bản, nghiêm túc và liên tục.

Vì thế, nhà báo phải không ngừng cập nhật kiến thức mỗi ngày và phải có đủ sự tỉnh táo để sử dụng AI phục vụ cho công việc một cách hiệu quả, tránh ỷ lại cũng như tin tưởng hoàn toàn những thông tin mà công cụ này đưa ra một cách thiếu kiểm soát. Đặc biệt, mỗi tòa soạn cũng cần xây dựng bộ quy tắc, chuẩn mực về ứng dụng AI trong nghiệp vụ báo chí, cần thiết đặt ra những giới hạn cụ thể để AI thực sự là công cụ hỗ trợ, giúp nâng cao hiệu suất công việc.

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Mỗi chuyến tác nghiệp tại Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là hành trình cảm xúc, hun đúc tinh thần yêu nước và khát vọng cống hiến. Những trải nghiệm nơi đảo xa đã trở thành dấu mốc nổi bật trên chặng đường làm báo, để các phóng viên, biên tập viên được “tôi luyện” trong môi trường đặc biệt, khắc nghiệt và đầy cảm hứng.

null