Bản quyền AFF Cup 2020: VTV bỏ cuộc?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
VTV có thể mất cơ hội sở hữu bản quyền AFF Cup 2020 trước sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ. 
Năm 2018, sau thành công của U23 Việt Nam tại giải U23 Châu Á tại Thường Châu, chúng ta từng bị ép giá mua bản quyền tại ASIAD 18, VTV đã phải bỏ cuộc vì mức giá quá cao. Chính vì thế mà 3 trận đấu vòng bảng, khán giả không được theo dõi. Sau đó, VOV đã được một doanh nghiệp hỗ trợ để mua bản quyền từ vòng tứ kết trở đi.
Sau đó, tại các giải đấu lớn có sự góp mặt của đội tuyển Việt Nam, VTV cũng đã mất quyền sở hữu bản quyền truyền hình. Vòng loại World Cup 2022, hầu hết bản quyền phát sóng các trận đấu có sự góp mặt của đội tuyển Việt Nam đều thuộc Next Media. Trong năm 2019, VTV chỉ sở hữu duy nhất trận đấu giữa đội tuyển Indonesia và Việt Nam trên sân vận động Bung Karno, Jakarta. 
Đội tuyển Việt Nam đang nhận được nhiều sự chú ý của người hâm mộ. Ảnh: VFF
Đội tuyển Việt Nam đang nhận được nhiều sự chú ý của người hâm mộ. Ảnh: VFF
Tại AFF Cup 2018, VTV và Next Media là 2 đơn vị sở hữu bản quyền phát sóng. VTV sở hữu bản quyền truyền hình phát trên các nền tảng miễn phí. Next Media thì sở hữu bản quyền phát đối với các nền tảng tính tiền trên hạ tầng vệ tinh, cáp, IPTV, OTT, phát thanh, internet, mạng xã hội, mạng di động. Tuy nhiên, tại AFF Cup 2020, LSE sẽ bán gộp chung thành một gói để bán. 
Bản quyền truyền hình AFF Cup 2020 do  LSE (Lagardère Sports and Entertainment) nắm giữ. Theo thông tin mới nhất, đơn vị này báo giá cho các đài truyền hình Việt Nam lên đến 5 triệu USD (khoảng 115 tỉ đồng). Thực tế, con số còn cao hơn rất nhiều. 
Đây là điều khiến cho nhiều đơn vị truyền hình gặp khó khăn trong việc đàm phán, trong đó có VTV. Theo thông tin đại diện đơn vị này trả lời báo chí mới đây thì họ vẫn chưa có kế hoạch gì về bản quyền truyền hình AFF Cup 2020. Điều này khiến cho nhiều người đặt câu hỏi, VTV đã buông việc đàm phán?
Còn đại diện Next Media mới đây cũng cho biết, đơn vị sở hữu bản quyền đã chào giá trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Cho đến thời điểm hiện tại việc đàm phán cũng không có thay đổi lớn. Đã có những đơn vị tại Việt Nam từ bỏ đàm phán từ thời điểm dịch bùng phát. 
Có một thực tế là từ trước đến nay ở Việt Nam không có đơn vị nào sở hữu trọn vẹn gói bản quyền trên tất cả các hạ tầng phát sóng. Do đó mà các đơn vị cũng đặt việc mua được bản quyền trên mọi hạ tầng để phục vụ người hâm mộ khắp cả nước sẽ là ưu tiên. 
Bình luận viên Quang Huy đã đưa quan điểm rằng, các đài truyền hình cần có sự đoàn kết. Đây là điều mà chúng ta đã kêu gọi nhau lâu rồi thế nhưng vẫn thiếu một nhạc trưởng làm tốt câu chuyện này. Thế nhưng câu chuyện bản quyền truyền hình ở các các giải đấu lớn có sự tham dự của đội tuyển Việt Nam vẫn là miếng bánh khó chia khi đơn vị nào cũng muốn độc quyền. 
Theo HOÀI ĐAN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Sôi động mùa hè võ thuật nơi cao nguyên

Sôi động mùa hè võ thuật trên cao nguyên

(GLO)- Trong kỳ nghỉ hè năm nay, nhiều học sinh ở khu vực vùng cao tỉnh Gia Lai lựa chọn tham gia các lớp học võ thuật nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất. Các lớp học võ còn là môi trường để phát hiện, bồi dưỡng những tài năng trẻ, góp phần phát triển phong trào võ thuật địa phương.

Gìn giữ và phát huy thể thao truyền thống

Gìn giữ và phát huy thể thao truyền thống

(GLO)- Những năm qua, các hoạt động thể thao truyền thống nhận được sự quan tâm, đầu tư tổ chức từ chính quyền địa phương và ngành chức năng. Người dân cũng tích cực duy trì việc tập luyện và thi đấu, góp phần nâng cao sức khỏe, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

Ông Võ Ngọc Lương bên những thành tích bản thân đã đạt được. Ảnh: R.H

“Truyền lửa” đam mê Karate cho thế hệ trẻ

(GLO)- Tại Gia Lai, Ông Võ Ngọc Lương và thầy R’Ô Thanh đã trở thành những nhân tố tích cực trong việc lan tỏa và phát triển phong trào Karate tại địa phương. Bằng tâm huyết và sự kiên trì, họ không chỉ giành được thành tích đáng tự hào mà còn góp phần “truyền lửa” đam mê Karate cho thế hệ trẻ.

 Ia Dom: “Chiếc nôi” của môn bắn nỏ

Ia Dom: “Chiếc nôi” của môn bắn nỏ

(GLO)- Với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), bắn nỏ là môn thể thao yêu thích. Những năm qua, xã có nhiều vận động viên đạt thành tích cao tại các hội thi và trở thành “chiếc nôi” của môn bắn nỏ.

Anh Lok hướng dẫn con gái út cách ngắm bắn nỏ sao cho chính xác nhất. Ảnh: Vũ Chi

Gia đình “cung thủ” ở Ayun Pa

(GLO)- Bà con ở tổ 9, phường Đoàn Kết (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) gọi gia đình anh Ksor Lok bằng cái tên trìu mến là “gia đình cung thủ” vì giành nhiều huy chương môn bắn nỏ tại giải thể thao các cấp. Các con của anh đều sử dụng nỏ thành thạo. Anh cũng là người chế tác nỏ nổi tiếng trong vùng.

null