Bạn đọc nói về đề xuất bỏ sổ hộ khẩu giấy thay bằng mã số định danh cá nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Bỏ sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú để quản lý dân cư thông qua hình thức mã định danh cá nhân - đây là đề xuất của Bộ Công an trong Dự thảo lần 2 Luật cư trú (sửa đổi), đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc.

 

 Bộ Công an đề xuất bỏ sổ hộ khẩu giấy, quản lý dân cư bằng mã định danh cá nhân.
Bộ Công an đề xuất bỏ sổ hộ khẩu giấy, quản lý dân cư bằng mã định danh cá nhân.



Cụ thể, Bộ Công an đề xuất bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần các thủ tục hành chính có nội dung liên quan đến sổ hộ khẩu như: tách sổ hộ khẩu; cấp đổi sổ hộ khẩu; cấp lại sổ hộ khẩu; điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, rút ngắn thời gian cấp sổ hộ khẩu từ 15 xuống còn 7 ngày... Đồng thời, bãi bỏ việc quản lý dân cư bằng sổ tạm trú để thay thế bằng hình thức mã số định danh cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Bạn đọc Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ: "Tôi hoàn toàn ủng hộ dự thảo luật này. Chúng ta đang xây dựng một Chính phủ điện tử nên việc quản lý bằng hộ khẩu điện tử là điều tất yếu. Chỉ cần học hỏi thêm từ các nước phát triển rồi áp dụng vào thực tiễn trong nước là được".

Ở góc nhìn nhận khác, bạn đọc Nguyễn Hằng phân tích, sổ hộ khẩu giấy trải qua thời gian dài sử dụng bị bay màu, mờ chữ lại dễ hư hỏng. Chưa kể, nhiều người không còn ở nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trong nhiều năm nhưng mỗi khi làm giấy tờ vẫn phải về nơi cũ xác nhận. Như vậy rất nhiêu khê và dễ phát sinh tiêu cực. Còn công tác quản lý công dân cũng không thực sự hiệu quả.

Theo bạn đọc Nguyễn Hằng, nên bỏ luôn sổ hộ khẩu giấy và sổ đăng ký tạm trú. Bên cạnh đó, cần triển khai áp dụng mã số định danh hoặc cấp mã QR cho mỗi cá nhân để đi đâu và làm gì có liên đến thủ tục hành chính sẽ được giải quyết nhanh gọn.

Bạn đọc Lê Nghị có cùng quan điểm: "Tôi ủng hộ đề xuất mới của Bộ Công an. Mỗi lần đi làm giấy tờ, phải mang theo cả đống giấy khác, mệt lắm. Đã vậy, mỗi khi mất giấy tờ, muốn làm lại thì còn là một cực hình".

Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, nếu có mã định danh, trong trường hợp cần truy xuất thông tin, bên công an hoặc bệnh viện... sẽ nhanh chóng tra cứu được ngay trên hệ thống. Đồng thời, cũng nên tích hợp không những hộ khẩu mà còn tất cả các loại giấy tờ khác để thuận tiện trong việc quản lý.

Xét trên thực tế hiện nay, các loại giấy tờ có liên quan đến sổ hộ khẩu giấy rất nhiều, thủ tục khá rườm rà và phức tạp. Do đó, trước đề xuất của Bộ Công an, nhiều bạn đọc vừa mừng, vừa lo.

"Tôi rất ủng hộ việc thay đổi hình thức quản lý dân cư thông qua sổ hộ khẩu điện tử. Song, tôi cũng rất băn khoăn, không biết sau khi chuyển đổi sang quản lý bằng mã số định danh có phát sinh thêm rắc rối nào khác không? Vì hiện nay cơ sở dữ liệu quốc gia chưa hoàn toàn được ổn định" - Bạn đọc Chí Bảo nêu ý kiến.

Còn bạn đọc Trần Duyến thì cho rằng, trước đây photo công chứng sổ hộ khẩu giấy mất ít nhất 15 phút. Nếu giờ khi cần xác nhận nhân thân trong gia đình, vẫn phải đến xin giấy xác nhận tại cơ quan công an, có thể sẽ mất cả buổi.

"Nếu chưa tính được những vấn đề như vậy thì theo tôi nên giữ lại sổ hộ khẩu giấy. Khi nào hoàn chỉnh dữ liệu quản lý và liên thông giữa các cơ quan với nhau thì lúc đó mới bỏ hộ khẩu để tránh tình trạng "bình cũ rượu mới" - bạn đọc này nói.

 


Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú cập nhật để hoàn thiện sổ hộ khẩu điện tử gồm: họ, chữ đệm và tên khai sinh; họ, chữ đệm và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; số, ngày, tháng, năm và nơi cấp thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân; nơi đăng ký khai sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; quốc tịch; tình trạng hôn nhân; nơi thường trú; nơi tạm trú; tình trạng khai báo tạm vắng; nơi ở hiện tại; nghề nghiệp; nhóm máu...

Theo Bộ Công an, quản lý hộ khẩu điện tử, công dân sẽ có quyền được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình; được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan việc thực hiện quyền cư trú của bản thân theo yêu cầu...

https://laodong.vn/ban-doc/ban-doc-noi-ve-de-xuat-bo-so-ho-khau-giay-thay-bang-ma-so-dinh-danh-ca-nhan-786384.ldo


Theo Trần Kiều (Báo Lao Động)

Có thể bạn quan tâm

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.