Bài học từ nỗi đau

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Hẳn nhiên, con người ai cũng mong cầu một cuộc sống suôn sẻ, yên bình. Nhưng chính khi bị thử thách bởi những biến cố hay khó khăn, ta lại nhận ra vô số bài học từ việc chấp nhận thực tại để ngẩng đầu bước tiếp. 
1. “Tại sao lại là tôi, là gia đình tôi?”-đó là tâm trạng của hầu hết những người gặp chuyện không may trong cuộc sống, như phát hiện mắc bệnh nan y. Một người bạn tôi cũng từng oán thán như thế trong những ngày đầu vào viện chăm em trai bị ung thư trực tràng giai đoạn cuối. Mang nỗi bi quan, tủi phận trĩu nặng, anh lang thang một vòng công viên bệnh viện cho đỡ ngột ngạt. Mặc cho mưa ướt, anh cứ bước đi với ý nghĩ mông lung về phận người, về định mệnh, về quy luật cuộc sống. 
Rồi bất chợt anh buộc phải hướng sự chú ý đến những âm thanh vui nhộn khác hẳn với tâm trạng rối bời của mình. Trên hành lang, một nhóm người đang đi bộ tập thể dục buổi tối, họ cười nói như thể chẳng có gì xảy ra với mình. Đây đều là những bệnh nhân ung thư, đầu không còn sợi tóc do hóa trị dài ngày nhưng lạc quan đến kỳ lạ. Anh hòa vào dòng người và phấn chấn lên đôi chút. Một tháng, rồi ba tháng trôi qua, anh dần nhận ra rằng, người bệnh đã cho mình nhiều bài học về tinh thần lạc quan, về tình người, sự gắn bó và yêu thương. Họ sống nghĩa tình và quan tâm, chăm sóc, nương tựa nhau như những người ruột thịt. Thậm chí, có mối tình đã nảy nở, nâng đỡ tâm hồn với những cảm xúc bay bổng, mặc ngăn trở của bệnh tật. 
Bạn tôi chia sẻ, khoảng thời gian ấy đủ để anh dần chấp nhận nỗi đau, hiểu thêm về cuộc sống xung quanh và trân trọng hơn những gì mình đang có. Cũng từ đó, anh càng thấm thía câu nói của một danh nhân: “Con người không phải là nô lệ của số phận, họ chỉ là nô lệ của chính tâm trí mình”. Nếu vượt thoát khỏi cảm giác oán thán, trách móc, bi quan để nhìn mọi thứ ở góc độ tích cực, ai cũng sẽ tìm thấy hạnh phúc thật sự.
2. Nói về chủ đề “Sống hạnh phúc”, nhiều độc giả nghĩ ngay đến cuốn sách cùng tên ghi lại cuộc trao đổi, thảo luận qua nhiều năm giữa đức Đạt Lai Lạt Ma-nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng-với bác sĩ Howard C. Cutler (Mỹ). Trong cuốn sách, bác sĩ Howard C. Cutler có kể câu chuyện về một bệnh nhân hết sức đặc biệt. Ông này đột nhiên bị một căn bệnh lạ là… không biết đau đớn. Một sáng thức dậy, ông kinh hoàng phát hiện một ngón chân đã bị chuột gặm nham nhở nhưng bản thân không hề hay biết. Vậy nên, ông đến cầu cứu bác sĩ với mong muốn khác thường: tìm lại được cảm giác đau đớn như bao người khác.
Chỉ khi rơi vào cảnh ngộ ấy, người ta mới nhận ra giá trị của nỗi đau. Nó giúp con người nhận thức được thực tại, nó cảnh báo để ta biết cách bảo vệ bản thân một cách tốt nhất. Như vậy, nỗi đau và các cảm xúc tiêu cực không đáng phải chịu cái nhìn phiến diện một chiều hay sự tẩy chay. “Tìm kiếm ý nghĩa trong đau khổ” chính là lời khuyên của đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông nói: “Chẳng phải là thích hợp hơn sao nếu đơn giản là tìm cách kiểm soát các cảm xúc gây tổn thương của mình, học sống với chúng và kiểm soát chúng một cách phù hợp thay vì tìm cách tiêu diệt chúng hoàn toàn? Bất kể người ta bước được bước nào, dù nhỏ bé đến đâu, nhằm học cách giảm thiểu tầm ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực, thì đều rất hữu ích”. 
3. Trải qua những khó khăn, biến cố trong cuộc sống, nhiều người đã nhận ra rằng xen giữa những bài học về hạnh phúc là bài học về nỗi đau. Cuộc sống đã sắp xếp một “giáo trình” như thế, và nhân gian này ai cũng phải học cho thấm nhuần. Bởi nếu không biết thế nào là đau khổ, ta nào hiểu được đâu là giá trị của hạnh phúc? 
Nhiều người định nghĩa rằng, cảm giác hạnh phúc tùy thuộc vào điều kiện sống. Nhưng từ những câu chuyện chẳng chút giáo điều trên đây, có thể nói hạnh phúc đến từ thái độ sống. Mọi nỗ lực của con người đều nhằm tìm kiếm sự an toàn về tài chính, cảm xúc cũng như các mối quan hệ, nhưng khi có điều không may bất ngờ xảy đến thì nhận thức về giá trị của nỗi đau sẽ giúp ta bình tĩnh đối mặt. Để ngay trong khó khăn, ta vẫn giữ được sự bằng an, không vọng động mà nhận về những bài học cuộc sống. 
Hiểu rõ điều ấy, anh bạn tôi đúc kết: “Khi cuộc sống đẩy bạn đến khó khăn, hãy mỉm cười vì bạn sẽ tạo nên kỳ tích”.
PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.